Học đàn Bến Tre: Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát

03 . Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát
Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :
- Xác định Gam của bài nhạc
- Lập bộ hợp âm cho gam đó
- Đặt hợp âm vào giai điệu

Trong bài 3 này sẽ giải quyết khâu đầu tiên trong tiến trình trên .

Trước hết ,
Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc . Có 2 loại gam , là gam trưởng gam thứ

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :




Ta sẽ tìm hiểu về
gam trưởng trước :

Trước hết ta quy ước như sau : Q2T ký hiệu a , Q2t ký hiệu b
Công thức lập gam trưởng sẽ là
a a b a a a b


Giải thích :
7 nốt nhạc của gam được tựơng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại .
VD : Gam Đô trưởng ( C )
với nốt gốc là C , dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là :
D ( cách C 1 a ) ,
E ( cách D 1 a ) ,
F ( cách E 1 b ) ,
G ( cách F 1 a ) ,
A ( cách G 1 a ) ,
B ( cách A 1 a )
và C (cách B 1 b ) .

Vậy gam C gồm 7 nốt là : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu hóa nào .

VD2 : gam Rê trưởng ( D )
Với nốt gốc là D , dựa vào công thức a a b a a a b ta có các nốt còn lại là :

E ( cách D 1 a ) ,
F# ( cách E 1 a ) ,
G ( cách F# 1 b ) ,
A (cách G 1 a ) ,
B (cách A 1 a ) ,
C# ( cách B 1 a )
và D (cách C# 1 b ) .

Vậy 7 nốt của gam D gồm có : D , E , F# , G , A , B , C#
Gam D có 2 dấu # ở F và C

Từ những điều trên các bạn hãy tự mình tìm ra các nốt trong các gam trưởng còn lại .

Gam Thứ :Công thức lập gam thứ sẽ là a b a a b a a

Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có 2 ví dụ sau :
VD 1 : gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là :
B ( cách A 1 a )
C ( cách B 1 b )
D ( cách C 1 a )
E ( cách D 1 a )
F ( cách E 1 b )
G ( cách F 1 a)
và A ( cách G 1 a )

Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào .

VD 2 : gam Bm cũng dựa vào công thức trên ta có các nốt tiếp theo là :
C# ( cách B 1 a )
D ( cách C# 1 b )
E ( cách D 1 a )
F# (cách E 1 a )
G ( cách F# 1 b )
A ( cách G 1 a )
và B ( cách A 1 a )

Vậy các nốt trong gam Bm sẽ là : B C# D E F# G A
Vậy gam Bm có 2 dấu # tại C và F .

Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại

Sau khi làm xong các gam trưởng và thứ còn lại ta sẽ thấy 1 điều : sẽ tồn tại từng cặp các gam trưởng và thứ có cùng dấu hóa . Ta gọi các cặp đó là cặp gam trưởng thứ song song .
Như VD ở trên ta thấy gam D trương và gam Si Thứ có cùng dấu hóa là F# và C# => 1 bài nhạc có 2 dấu thăng sẽ thuộc gam D hoặc Bm .

Từ các điều trên ta có thể dễ dàng biết đc 1 gam bất kỳ có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) và tại vị trí nốt nào . Điều này tạo tiền đề rất tốt để các bạn sau này có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của 1 bài hát khi đã có bản nhạc trong tay . 

 
Cách nhận biết gam của 1 bài hát :

Để nhận biết gam của 1 bài hát thông thường ta dựa vào 2 yếu tố sau :
1 . Dấu hóa cố định của bài hát được ghi ở đầu khuông nhạc .
2 . Nốt nhạc cuối cùng của bài nhạc .

Ta cần phải biết :
Thứ tự cố định của dấu thằng (#) :

 


 
Nhìn vào thứ tự trên ta thấy ngay từ trái sang phải là các nốt Fa Đô Sol Rê La Mi Si .

Thứ tự cố định của dấu giáng (b) :


Với dấu giáng là si mi la re sol do fa ngược lại so với dấu thăng .

1 Bản nhạc sẽ có dấu hóa ghi ở đầu khuông nhạc tương ứng với gam của bài nhạc đó . Trong bài viết trên ta đã dễ dàng xây dựng đc các gam với các dấu thăng và giáng của gam đó . Sau đây là quy tắc để ta có thể tìm nhanh Gam của bài nhạc dựa vào dấu hóa :

Với dấu thăng (#) : từ dấu thăng cuối cùng ta tiến lên 1 Q2t ta sẽ có nốt gốc gam trưởng cần tìm .

VD : bài nhạc có 2 dấu # , nhìn vào vị trí các dấu thăng ta có thể dễ dàng biết đc , đó là các nốt F và C ( theo thứ tự trái sang phải ) , vậy dấu # cuối là ở nốt C , từ nốt C# tiến lên 1 Q2t là nốt D vậy bài đó thuộc gam D trưởng hoặc gam thứ song song là Bm .

Với dấu giáng (b) : thì ngoại trừ giấu giáng đầu tiên là gam F trưởng , từ 2 dấu giáng trở đi , vị trí nốt giáng áp chót sẽ là nốt gốc hợp âm trưởng cần tìm .

VD 1 bài nhạc có 2 dâu giáng : theo thứ tự từ trái sang phải ta có vị rí 2 nốt giáng là ở nốt Si và Mi , dấu giáng áp chót là Si , vậy bài nhạc thuộc gam Si giáng trưởng Bb hoặc gam thứ song song là Gm .

Để biết đc bài nhạc thuộc gam trưởng hay thứ ta sẽ dựa vào yếu tố còn lại , đó là nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc :
1 bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó

VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết đc là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc

VD : 1 bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B , trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm , vì nốt cuối cùng là nốt B ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm .

Ghi chú :
Với 1 bản nhạc thông thường thì chắc chắn sẽ tuân theo các quy luật trên .
VD : nếu bài nhạc ko có dấu thăng , giáng gì thì chắc chắn nốt kết bài sẽ là nốt C hoặc A ko thể là nốt khác đc , và tương tự với các trường hợp có các dấu hóa khác .

Những điều này đúng với phần lớn các bài nhạc thông thường , cũng tồn tại các bài nhạc mà áp dụng quy tắc này ko đc tuy nhiên đó chỉ là thiểu số rất ít và ta ko cần bàn tới .

Do truong : a a b a a a b
C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C
C : ----- D
--------- E
--------- F
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C

Re truong : a a b a a a b
D --> Q2T --> E --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D
D : ----- E
--------- F#
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C#
--------- D

Mi truong : a a b a a a b
E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2t --> A --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2T --> D# --> Q2t --> E
E : ----- F#
--------- G#
--------- A
--------- B
--------- C#
--------- D#
--------- E

Fa truong : a a b a a a b
F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> C
F : ----- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- E
--------- C

Sol truong : a a b a a a b
G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G
G : ----- A
--------- B
--------- C
--------- D
--------- E
--------- F#
--------- G

La truong : a a b a a a b
A --> Q2T --> B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2t --> A
A : ----- B
--------- C#
--------- D
--------- E
--------- F#
--------- G#
--------- A

Xi truong : a a b a a a b
B --> Q2T --> C# --> Q2T --> D# --> Q2t --> E --> Q2T --> F# --> Q2T --> G# --> Q2T --> A# --> Q2t --> B
B : ----- C#
--------- D#
--------- E
--------- F#
--------- G#
--------- A#
--------- B

==================================================================

Do thu : a b a a b a a
C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C
Cm: ----- D
--------- D#
--------- F
--------- G
--------- G#
--------- A#
--------- C

Re thu : a b a a b a a
D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D
Dm: ----- E
--------- F
--------- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D

Mi thu : a b a a b a a
E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E
Em: ----- F#
--------- G
--------- A
--------- B
--------- C
--------- D
--------- E

Fa thu : a b a a b a a
F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C --> Q2t --> C# --> Q2T --> D# --> Q2T --> F
Fm: ----- G
--------- G#
--------- A#
--------- C
--------- C#
--------- D#
--------- F

Sol thu : a b a a b a a
G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G
Gm: ----- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- D#
--------- F
--------- G

La thu : a b a a b a a
A --> Q2T --> B --> Q2t --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> F --> Q2T --> G --> Q2T --> A
Am: ----- B
--------- C
--------- D
--------- E
--------- F
--------- G
--------- A

Xi thu : a b a a b a a
B --> Q2T --> C# --> Q2t --> D --> Q2T --> E --> Q2T --> F# --> Q2t --> G --> Q2T --> A --> Q2T --> B
Bm: ----- C#
--------- D#
--------- E
--------- F#
--------- G
--------- A
--------- B

===============================================
Kết quả thu được là e hiểu ra được rất nhiều. Có điều e vẫn chưa hết thắc mắc. Thắc mắc là khi xác định hợp âm thì các nốt đều nằm trong quy luật là A B C D E F G. Thế mà có một số hợp âm em tìm ra thì kô có quy luật đó. Hoàn toàn lủng củng. Ví dụ như :
Sol thu : a b a a b a a
G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G
Gm: ----- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- D#
--------- F
--------- G

Do thu : a b a a b a a
C --> Q2T --> D --> Q2t --> D# --> Q2T --> F --> Q2T --> G --> Q2t --> G# --> Q2T --> A# --> Q2T --> C
Cm: ----- D
--------- D#
--------- F
--------- G
--------- G#
--------- A#
--------- C

Fa truong : a a b a a a b
F --> Q2T --> G --> Q2T --> A --> Q2t --> A# --> Q2T --> C --> Q2T --> D --> Q2T --> E --> Q2t --> C
F : ----- G
--------- A
--------- A#
--------- C
--------- D
--------- E
--------- C
............................

Hợp âm , cấu tạo hợp âm

Trong bài 03 chúng ta đã biết về cách thức xác định gam của 1 bài nhạc . Và điều tiếp theo là ta phải lập đc bộ hợp âm trong gam đó để có thể biết đc có những hợp âm gì sẽ phải dùng đến trong gam đó , tất nhiên các hợp âm để ở dạng cơ bản và chưa nâng cao . Ta cần hiểu rõ bản chất của hợp âm :

- Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Hợp âm lại có 2 dạng , hợp âm trưởng và hợp âm thứ :

+ Hợp âm trưởng :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t .
+ Hợp âm thứ :
Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t , nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T.

VD : Hợp âm Đô trưởng gồm 3 nốt :
Nốt 1 : nốt gốc C
Nốt 3 : nốt quãng 3 trưởng của C là E
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

=> vậy hợp âm Đô trưởng C gồm có 3 nốt C , E và G

Hợp âm Đô thứ Cm :
Nốt 1 : nốt gốc C
Nốt 3 : nốt quãng 3 thứ của C là Eb
Nốt 5 : nốt quãng 5 của C là G

= > vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C , Eb và G
Bộ hợp âm của gam

sau khi đã hiểu rõ hơn về hợp âm , ta sẽ đi tìm các hợp âm trong 1 gam .

Trong bài 03 ta đã biết công thức lập các gam trưởng và thứ , từ đó ta sẽ biết đc trong gam đó có bao nhiêu dấu hóa và tại vị trí nốt nào . Trong 1 gam ta sẽ có các hợp âm tương ứng , 1 gam có 7 nốt nhạc , như vậy ta sẽ có 7 hợp âm tương ứng thuộc gam đó . Nguyên tắc tạo nên hợp âm giống như bản chất của nó ở bài trên , ta sẽ dựa vào các nốt nhạc với dấu thăng giáng của từng gam và bản chất của hợp âm để tìm ra các hợp âm trong gam đó , mình sẽ dùng ví dụ để các bạn có thể hiểu đc nhanh nhất :

Giả sử ta đã xác định đc bài nhạc đc chơi ở giọng Đô trưởng ( hay gam Đô trưởng )
Gam Đô trưởng gồm 7 nốt : C , D , E , F , G , A , B và ko có dấu thăng , giáng gì
Các hợp âm trong gam C sẽ là :

C ( nốt 1 là C , nốt 3 là E , nốt 5 là G )

Dm vì nốt 1 là D , nốt 3 là F cách D 1 quãng 3 thứ chứ ko phải quãng 3 trưởng , nốt 5 là A .

Em : nốt 1 là E , nốt 3 là G cách E 1 Q3t , nốt 5 là B

F : nốt 1 F , nốt 3 là A cách F 1 Q3T chứ ko phải Q3t , nốt 5 là C

G : nốt 1 G , nốt 3 là B cách G 1 Q3T , nốt 5 là D

Am : nốt 1 A , nốt 3 C cách A 1 Q3t , nốt 5 là E

riêng hợp âm B thì sẽ là Bdim vì nốt 3 D cách nốt gốc 1 Q3t và nốt 5 F cũng cách nốt 3 1 Q3t ( ta sẽ bỏ qua hợp âm này vì đó là hợp âm nâng cao rồi )

Vậy khi chơi 1 bài nhạc giọng C thì ta cần có 6 hợp âm để sử dụng trong bài là C, Dm , Em , F , G , Am .

Tương tự như vậy các bạn hãy thử tự mình làm bộ hợp âm ở các giọng khác , D , E , F v.v...

Các bộ hợp âm của gam thứ sẽ trùng với các hợp âm trưởng cùng dấu hóa .

Bất kỳ 1 hợp âm cơ bản nào cũng đều đc cấu tạo từ 3 nốt nhạc : nốt 1 , nốt 3 và nốt 5 . Trong đó nốt 1 là nốt gốc của hợp âm , nốt 3 tùy là vào hợp âm trưởng hay thứ sẽ là quãng 3 trưởng hay thứ của nôt gốc , nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc .

Mình vẫn ở nhạc lý vỡ lòng nhưng cho mình hỏi 1 câu nhé. Mình đọc trong website cua bac Vo Ta Han thi bác ý chỉ cho dùng luật 1-4-5 ( http://www.hanvota.com/nhac/Frame_Indices/index_GUITAR.htm ) mà ở đây thì nói 1-3-5 la sao? Cái nào đúng vậy?

"Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con: 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:"


Biết được loại hợp âm được sử dụng trong mỗi bậc rất hữu ích cho việc xác định hợp âm 



Nếu ai đó hỏi bạn Am gồm những nốt nào. Câu trả lời quá đơn giản: A B C D E F G. Tương tự với C. Nhưng nếu ai đó hỏi bạn B gồm những nốt nào thì không phải ai cũng bật ngay ra được (câu trả lời là B C# D# E F# G# A#). Vậy khi "phiêu" ngoài nhớ nốt trên đàn cần phải biết scale cấu tạo ra sao. Nếu thằng accord nó bảo tao đang chạy vòng Bm, thì cần phải biết các nốt trong Bm để "solo" theo được. Sau đây là cách tạo hợp âm trưởng và thứ.

Điều cơ bản cần nhớ là Mi-Fa & Si-Do là hai cặp nốt duy nhất cách nhau 1/2 cung. Quy luật để xây dựng giọng thứ (tự nhiên) bắt đầu từ W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). Ví dụ Am:

A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

Rất "vừa" vì B-C và E-F đều cách nhau nửa cung. Lặp lại quy tắc với Dm.

D E F G A Bb C
(2 1 2 2 1 2 2)

Lí do B bị giáng là do quy luật 2 1 2 2 1 2 2, vì B cách C 1/2 cung nên B giáng sẽ giúp giữ thăng bằng cho quy luật (1 2) ở nốt thứ 5 và 6). Bm

B C# D E F# G A
(2 1 2 2 1 2 2)
C và F cần phải được thăng để đảm bảo quy luật (cũng lại do B-C và E-F cách nhau nửa cung).

Tất nhiên sau này khi đã chơi và tìm hiểu nhiều thì thường sẽ thuộc lòng các nốt trong scale, nhưng nếu khi nào đó chợt quên thì đây là cách để xây dựng là scale. Sau khi có giọng thứ, ta xây dựng giọng trưởng bằng cách đẩy các nốt số III, VI và VII lên 1/2 cung. Vậy nên

A scale: A B C# D E F# G# (F#m relative)
D scale: D E F# G A B C# (Bm relative)
B scale: B C# D# E F# G# A# (G#m relative)

H bạn đã xây dựng xong giọng trưởng từ giọng thứ. Mình muốn ghi chú thêm một vài điểm để tránh hiểu lâm. Thứ nhất về quy luật W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). Quy luật này chỉ dành để xây dựng giọng thứ tự nhiên, sau đó đẩy (augment) các nốt III, VI và VII để tạo giọng trưởng. Nếu bạn muốn xây dựng giọng trưởng trực tiếp (không qua giọng thứ), ta dùng quy luật W W H W W W H (2 2 1 2 2 2 1), với nốt đầu là nốt chủ của giọng (ví dụ Đô trưởng thì bắt đầu từ C). Từ đó ví dụ để tạo giọng La trưởng:

A B C# D E F# G#
(2 2 1 2 2 2 1)

đúng như quy luật đã đặt ra. (B-C nửa cung(1) nhưng B-C# sẽ la 1 cung(2)...). Từ giọng trưởng để tạo giọng thứ ta giáng các nốt III, VI và VII xuống nửa cung. Do dó Am

A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

tuân theo đúng quy luật của giọng thứ. Hi vọng thế này sẽ giúp giải thik một số thắc mắc trong việc xây dựng scale.


Để giúp nhớ giọng tốt hơn người ta thường dùng circle of fifths

the Circle of Fifths:


Nhìn vào hình ta thấy vòng ngoài cùng chỉ các giọng trưởng. Vòng trong cùng là các "relative minor keys" (giọng thứ tương đương). Relative minor keys như mình nói là các giọng thứ có cùng các nốt với giọng trưởng tương đương, chỉ khác thứ tự nốt bắt đầu. Ví dụ Am và C không có nốt thăng giáng nào, nhưng Am bắt đầu từ A trong khi C bắt đầu từ C...

Tiếp theo ta để ý thấy nếu đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi gam trưởng trong "circle of fifths" cách nhau một quãng 5 (perfect fifth), hay 7 nửa cung. Ví dụ từ C qua G sẽ là C D E F G (2 2 1 2 = 7 semitones), từ G sang D la G A B C D (2 2 1 2 = 7 semitones). Quy luật tương tự áp dụng với các giọng thứ ở bên trong. Am lên Em là A B C D E (2 1 2 2 = 7), Em lên Bm là E F G A B (1 2 2 2 = 7).

Tiếp theo để nhớ relative key của một giọng thứ, ta áp dụng quy luật minor third (quãng 3 thứ, ). Từ Am lên C chỉ việc đi qua B, tức là A-B-C (2 1 = 3 semitones), từ Em lên G qua F, tức là E F G (1 2 = 3). Bây h muốn tìm relative major key của một giọng trưởng ta áp dụng 1 lần major third (quãng 3 trưởng, 4 semintones), 1 lần minor third và 1 lần major second (quãng 2 trưởng) vậy nên ta có vòng ở giữa gọi là minor triad. Ví dụ từ C qua A ta bắt đầu từ C. 1 lần major third cho ta E, 1 lần minor third cho ta G và cuối cùng từ G lên A là một lần major second. Do đó từ Đô trưởng về La thứ sẽ là C-E-G-A (2 2 =4, 1 2 =3, 2=2)

Còn gì hay ở Circle of fifths nữa?

Giả sử bạn không chắc về cách xây dựng scale. Mà chỉ nhớ mang máng là Đô trưởng không có nốt thăng nào, hoặc Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng của các giọng khác.

C 0#
G 1# F#
D 2# F# C#
A 3# F# C# G#
E 4# F# C# G# D#
B 5# F# C# G# D# A#
F# 6# F# C# G# D# A# E#
C# 7# F# C# G# D# A# E# B#

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifth giọng tiếp theo là Rê trưởng, sẽ có F#, và nốt thăng tiếp theo tuân theo đúng quy luật perfect fifth. Bằng chứng F-G-A-B-C (2 2 2 1 = 7semitones). Giọng trưởng tiếp theo là La trưởng, sẽ có F#, C# và C# (+7 semitones)=G#... Do vậy chỉ cần nhớ vòng ngoài cùng (trong cùng) của circle of fifths ta có thể xây dựng tất cả các scale cơ bản. Đó là cái hay của circle of fifths, cũng như tính logic của music theory.

Cái tên "Circle of Fifths" bắt nguồn từ việc các giọng trưởng (cũng như thứ tự nhiên) được sắp xếp cách nhau đúng một quãng 5 chẵn (perfect fifth). Bây h nếu ta đi ngược chiều kim đồng hồ, để ý thấy mỗi giọng sẽ cách nhau một quãng 4 chẵn (perfect fourth, 5 semitones, hay 5 nửa cung), do đó nếu đi ngược người ta có "circle of fourth".

Hiểu và nhớ "circle of fifth" rất có lợi trong việc nhớ giọng, đảo giọng (modulation) và là nền cơ bản cho hòa thanh.


Modulation:

Nếu bạn có ý định sáng tác nhưng lại muốn sáng tạo một chút. Ví dụ bài hát đang viết giọng G trưởng, làm sao để chuyển về giọng D trưởng? Ta để ý thấy G trưởng có một nốt thăng là F#, D trưởng có 2 nốt thăng là C# và F#. Vậy chord prog nào sẽ giúp ta "modulate" (chuyển) từ G về D. Nếu dùng Circle of fifths bạn sẽ thấy relative minor key của G là Em, của D là Bm. Vậy khi đang chơi giọng G trưởng, ta có thể nhảy sang D trưởng bằng cách dùng hợp âm G-->Em-->Bm-->D. (nếu dùng kiểu power chord có thể là G5-->E5-->B5-->F#5-->D5

Đổi giọng từ hợp âm thứ có thể tận dụng các giọng thứ melodic (dịch sao nhỉ) và thứ hòa âm. Ví dụ Am harmonic có G#, có thể dùng để đảo về A, hoặc B, Am melodic có thể đảo về G, Em.

Thử áp dụng thực tế với bài Nothing else matters của Metallica. Có thể thấy rõ bài bắt đầu bằng Em. Chord Prog (hợp âm=broken chord) của bài là Em, D, C,B. Nốt thăng duy nhất của Em là F# nhưng James dùng Em harmonic nên D được thăng lên thành D#. Trong các hợp âm trên D có F#, B có F# và D# do vậy chord prog này là hợp lí. Giả sử James muốn "modulate" về B scale anh ta hoàn toàn có thể, vì từ Em đã đưa về hợp âm B (broken chord) và việc "phiêu" thêm các nốt C# (sẵn có trong Em melodic), A# hay G# là hoàn toàn có thể. Bằng chứng là live ta thấy James cho C# vào đoạn solo và nghe vẫn "hợp".

Điều này đặc biệt có lợi khi bạn muốn tạo ra sự thay đổi về cấu trúc bài hát (nhất là ý tưởng). Việc đổi giọng rất phổ biến trong nhạc cổ điển và các loại rock tương đối phức tạp như progressive rock. Điều quan trọng ở đây là khi modulate ta thường dùng các giọng khá "gần" nhau tức là chung 1 hoặc vài nốt thăng, giáng. Khi đó việc chuyển sẽ đơn giản hơn cho người mới tìm hiểu. Tuy nhiên ở trình độ cao, việc "đảo giọng" trở nên phức tạp khi 2 giọng cách xa nhau (khác về các nốt cấu tạo giọng), hơn nữa phải đi liền với ý tưởng của bai. Ví du bài hát nói về sự mất mát (--> buồn) thường dùng các giọng thứ (như Am, F#m), nhưng sau đó người viết muốn tỏ ra rằng phải tiếp tục bước đi (lạc quan), có thể đảo về các giong trưởng... Nothing else matters là một ví dụ nếu như mọi người tìm hiểu kĩ hơn về nguồn gốc của bài hát.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________