Đàn Bến Tre: Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

   Chú ý: Nốt trên cần đờn phím lõm dưới đây lấy theo dây mí (E=Xê) theo chuẩn của đàn tân nhạc (dây số 1 buông là mí E ) và chuẩn xề của nhạc cổ Xê=E với dây Kép Xê=E (Mi) - đào Xê=B (Si) không bỏ dây 6. Cách so dây dây này có người gọi là dây lai hiện rất được yêu chuộng.

   Ở đây chỉ để giúp bạn mới vào học đàn cổ nhạc có cái nhìn tổng quát ít hoang mang với các kiểu so dây, âm chuẩn...của từng thầy đờn, của từng vùng. Theo các thầy đờn là cứ học thuộc lòng một bản nào đó. Rồi lập đi lập lại nhiều lần, dần dần trở thành thói quen tự nhiên nếu thấy âm hơi khác thì bấm nặng nhẹ hơn đôi chút hoặc lên xuống một ngăn. Sau khi đàn vững rồi thì  có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng, chỉ cần sửa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn rồi nhấn luyến, buông, chụp... tiếng đờn sẽ trở nên uyển chuyển mùi mẫn. Các bản về sau cứ theo đó mà đờn.

  Cái lõm xuống của phím đờn giúp bạn nhấn mạnh nhẹ, đẩy dây lên xuống cũng ra âm ẻo lã khác nhau xa rồi. Nên dây 1 và 2 thường là thép tốt rất nhuyễn khoản 0,16 li, dân chuyên nghiệp thường không dùng dây inox.



  Dây "kép" (giọng nam) khác dây "đào" (giọng nữ): 
Dây kép (Nam)
XỰ
XANG
CỐNG
 
La
Si
Re
Mi
Fa#
Dây đào (Nữ)
XỰ
XANG
CỐNG
 
Mi
Fa#
La
Si
Do#
 
 C#Đào = Cống dây đào
Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, dây dùn quá thì note sẽ lạc.  
  • Dây 2 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (E-mi = XÊ)
  • Dây 3 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (B-si = XỰ)
  • Dây 4 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (E-mi = XÊ)
  • Dây 5 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (A-la = HÒ)
  • Dây 6 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 5 (E-mi = XÊ)
 
 
Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________