Đàn Bến Tre: Thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc


1.1. Cao độ: là độ cao thấp của âm (phụ thuộc vào tần số cao hay thấp của âm).Ví dụ: gảy lần lượt từ dây 1 đến dây 6 của đàn ghi-ta sẽ nghe thấy âm kêu thấp (trầm) dần. Trên cùng 1 dây đàn ghi-ta, từ dây buông đến các âm khi bấm trên các phím 1, 2, 3 ... về phía thân đàn là các âm có cao độ cao dần.
1.2. Trường độ: độ ngân dài hay ngắn (thời gian ngân) của 1 âm.Ví dụ: 1 âm ngân được 4 giây có trường độ dài hơn âm ngân được 2 giây. Đơn vị đo trường độ của một âm gọi là phách. Phách có thể là việc đập, gõ đều từng tiếng hoặc đếm đều 1-2-3-4... . Là một đơn vị đo thời gian nên các phách phải được đập, gõ hoặc đếm đều (như tiếng giây "tíc - tắc" của đồng hồ)..Điểm khác biệt với đơn vị thời gian của đồng hồ là phách có thể nhanh hoặc chậm tuỳ từng trường hợp khác nhau nhưng luôn phải đều từ đầu đến cuối bản nhạc trừ những chỗ thay đổi theo những chỉ dẫn cụ thể trên bản nhạc. Tốc độ phách gọi là nhịp độ hoặc gọi tắt là nhịp như người ta hay nói: bản nhạc này có nhịp độ hay nhịp nhanh hoặc chậm ...
 
1.3. Cường độ: độ mạnh nhẹ (to nhỏ) của âm.

1.4. Âm sắc: màu sắc,sắc thái của âm: tối - sáng, êm -đanh, mảnh - dày v.v.. Với giọng người thì âm sắc là chất giọng, nó giúp ta phân biệt được giọng mỗi người khi nghe mà không cần nhìn mặt. Các nhạc cụ khác nhau sẽ kêu khác nhau khi cùng đàn 1 âm. Gảy 1 dây trên đàn ghi-ta ở vị trí sát ngựa hay trên lỗ thoát âm ta sẽ nhận thấy 2 âm kêu khác nhau.

1.5. Phương pháp ghi âm bằng nốt là một hệ thống gồm:
- Các nốt là các hình tròn (hoặc ô van) rỗng hoặc đặc, có thể gắn thêm các vạch thẳng đứng mà trên đó có thể có các "râu" bằng nét đơn hoặc đôi, ba để thể hiện các trường độ khác nhau.
- Khuông nhạc gồm 5 dòng kể ngang cách đều.Khoảng giữa các dòng gọi là khe.Các nốt được đặt liên tiếp từ dòng đến khe - dòng ..., càng ở vị trí cao thì cao độ càng cao và ngược lại. Trên khuông nhạc có các vạch đứng gọi là vạch nhịp. Khoảng giữa 2 vạch nhịp liên tiếp gọi là 1 ô nhịp (đôi khi người ta gọi tắt là 1 nhịp). Vạch nhịp có thể là vạch đôi để phân định các đoạn nhạc trong một bản nhạc. Vạch đôi 1 mảnh 1 đậm ở cuối bản nhạc là dấu kết thúc của bản nhạc. Số ghi ở trên hoặc dưới các khoá ở mỗi đầu dòng nhạc là số thứ tự của ô nhịp đầu tiên trên dòng nhạc đó tính từ ô nhịp đầu tiên của toàn bản nhạc.
powered_by
- Các bậc âm cơ bản: gồm có Đô - Rê - Mi - Pha - Xon - La - Xi . Các bậc âm cơ bản xác định thứ tự về cao độ của các âm. Đọc xuôi ta có các nốt cao dần liên tiếp và ngược lại. Như vậy chỉ cần biết 1 nốt là ta có thể đọc được tất cả các nốt còn lại.Ví dụ: nếu nốt nằm ở trên dòng thứ 2 từ dưới lên là nốt xon thì nốt nằm trên khe thứ nhất là pha, nốt trên khe thứ 2 là la. Như vậy ta phải xác định định được nốt đầu tiên.
- Khoá nhạc đặt ở đầu khuông nhạc xác định cho ta nốt đầu tiên. Có nhiều loại khoá, mỗi loại khoá sẽ cho ta biết vị trí của nốt mang tên khoá đó. Trong nhạc ghi-ta chỉ sử dụng duy nhất khoá xon. Khoá xon xác định cho ta vị trí trên dòng thứ 2 từ dưới lên là nốt xon. Như vậy nốt nằm trên khe đầu tiên (dưới nốt xon) là nốt pha, nốt nằm trên khe thứ 2 (trên nốt xon) là nốt la. Tương tự như vậy ta có thể xác định được tên của tất cả các nốt trên khuông nhạc với khoá Xon.
guitar
g
Các bậc âm cơ bản còn được gọi bằng các chữ cái la-tinh: A-B- C - D -E -F - G lần lượt là la- xi-đô-rê-mi-pha-xon. H cũng dùng để chỉ nốt xi.
Chú ý: hệ thống các nốt nhạc cho đàn guitar có cao độ thấp hơn hơn các nhạc cụ khác và thanh nhạc một Quãng tám. Có nghĩa là: người chơi guitar thực hiện nốt Xon   g bằng cách gảy dây 3 buông thì ca sỹ và các nhạc cụ khác khi thực hiện nốt Xon đó sẽ tạo ra âm thanh có cao độ cao hơn 1 Quãng tám, tương đương với nốt Xon trên dây 1 g

- Trường độ của các nốt được thể hiện như sau:
Nốt có trường độ dài nhất là nốt tròn  g . Nốt trắng  g có trường độ bằng ½ nốt tròn. Nốt đen g gcó trường độ bằng ½ nốt trắng

Lưu ý: các vạch đứng quay lên hay quay xuống đều như nhau trong những bài tập ở giai đoạn đầu. Sự khác biệt chỉ bắt đầu từ bài "Nhạc 2 bè" trở đi.
Móc đơn  g có trường độ bằng ½ nốt đen. Móc kép g có trường độ bằng ½ móc đơn.
Móc tam (vạch ngang hặc râu bằng 3 nét ) bằng ½ móc kép v.v...
Có nghĩa là: nếu nốt tròn ngân trong 4 phách thì nốt trắng chỉ ngân trong 2 phách, đen -1 phách, móc đơn - ½ phách .... Nói một cách khác là trong khoảng thời gian 1 nốt tròn ngân thì ta có thể đàn được 2 nốt trắng, 4 nốt đen, 8 móc đơn...
Dấu chấm ở ngay bên phải một nốt q. gọi là chấm dôi. Dấu chấm dôi làm tăng thêm 1/2 trường độ nốt đó. Ví dụ: nốt trắng chấm dôi sẽ bằng 3 nốt đen. Nếu 2 chấm liền nhau .. làm tăng thêm 1/2 +1/4 trường độ nốt đó.
- Tiết tấu: là sự kết hợp của các trường độ khác nhau theo một trình tự nhất định có thể lặp đi lặp lại trong một bản nhạc.

- Tiết nhịp: là con số có dạng như phân số X/Y ở đầu khuông nhạc và thường gọi tắt là "nhịp x y", ví dụ: nhịp 2 4, 4 4 có nghĩa là 2/4, 4/4.Trong đó X là số phách trong một ô nhịp. Có nghĩa trong các ô nhịp của một bản nhạc chỉ có số lượng phách nhất định. Phách được đếm hoặc đập đều đặn trong mỗi ô nhịp và liên tục từ ô nhịp đầu tiên đến các ô nhịp tiếp theo và đến hết bản nhạc. Y cho ta biết trường độ 1 phách tính bằng 1/Y so với nốt tròn. Ví dụ: bài có tiết nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có trường độ bằng ¼ nốt tròn tương đương với nốt đen; tiết nhịp 6/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có trường độ bằng 1/8 nốt tròn tương đương với nốt móc đơn. Nói cách khác: với tiết nhịp 2/4 đơn vị của phách là nốt đen, mỗi nốt đen ngân 1 phách, đương nhiên nốt tròn ngân 2 phách, móc đơn - ½ phách, tức là mỗi phách ta đàn được 2 móc đơn.
Để đàn một bản nhạc, đầu tiên ta phải xác định vị trí tương quan giữa các phách và các nốt. Sau đó ta đàn các nốt theo vị trí tương ứng của nó với các phách và để nó ngân theo trường độ của các nốt đó.
Chú ý: nhịp 4/4 còn được viết tắt là c và nhịp 2/2 viết tắt là C .
- Nhịp độ: được thể hiện như sau: q = 100 ở đầu dòng đầu tiên của bản nhạc. Có nghĩa là trong 1 phút đàn được 100 nốt đen. Nói cách khác là tốc độ phách là 100 phách/phút.Với nhịp chia 8 thì người ta sẽ viết là e=100 v.v...
- Trong khi tập các bài tập làm quen tay phải bạn nên dành thời gian tập đọc bản nhạc với các Bài tập làm quen với các trường độ khác nhau thì việc tập trên đàn sẽ thuận lợi hơn. Các bài tập này chỉ có 6 nốt được lặp đi lặp lại. Nếu chưa nhớ ngay tên các nốt thì bạn hãy ghi tên các nốt bên cạnh nốt đầu tiên để dễ nhớ hơn. Còn gõ bằng ngón tay thì bạn hãy sử dụng 2 ngón I và m gõ lên mặt bàn hoặc gảy lên một dây đàn  tưởng tượng trên mặt bàn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________