Học đàn Bến Tre: Cách tìm gam của một bài hát

 Một bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó
VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết được là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc
VD : 1 bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B , trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm , vì nốt cuối cùng là nốt B ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm .
Ghi chú :
Với 1 bản nhạc thông thường thì chắc chắn sẽ tuân theo các quy luật trên .
VD : nếu bài nhạc không có dấu thăng , giáng gì thì chắc chắn nốt kết bài sẽ là nốt C hoặc A ko thể là nốt khác được , và tương tự với các trường hợp có các dấu hóa khác .
Những điều này đúng với phần lớn các bài nhạc thông thường , cũng tồn tại các bài nhạc mà áp dụng quy tắc này ko đc tuy nhiên đó chỉ là thiểu số rất ít và ta ko cần bàn tới .
 Các dấu hóa
 

Các dấu hóa nằm ở đầu bản nhạc

Trong đó:
- Major: trưởng
- Minor: thứ
- Không có dấu hóa đầu bản nhạc -> C Trưởng/La Thứ

 


Xác định thuộc giọng Trưởng hay Thứ thì căn cứ vào note kết thúc bản nhạc, hầu hết là đúng, trừ 1 vài trường hợp, các bài thường là giọng Thứ có thể kết thúc ở hợp âm 7 để gây cảm giác day dứt (do người nghe chờ đợi xuống root note trong hợp âm chính cho thuận tai mà... chờ hoài không thấy), thường thì anh dựa vào các note ở phách mạnh để tính hợp âm cho từng khuôn, từ đó sẳn suy ra thuộc giọng nào!
Cách dễ nhất là nếu bài vui thì thường là giọng Trưởng, buồn sẽ là giọng Thứ, không chính xác tuyệt đối! 



Qui luật hoà âm 1-4-5: Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em). Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Hợp âm 7

Trước khi đọc phần này bạn nhớ xem lại về hợp âm. Sở dĩ có thêm phần hợp âm 7 này vì trong rất nhiều bài nhạc mà chúng ta thường nghe đệm hát, ngoài các hợp âm trưởng, thứ ra còn có hợp âm 7.
Thật ra thì từ những hợp âm trưởng và thứ, người ta biến đổi và tạo thành hàng ngàn hợp âm khác. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm một nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7).
Ví dụ:

Hợp âm E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7
Hợp âm Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7

Tạm thời bạn chỉ cần nhớ là nếu có thay đổi thì chuyển hợp âm cuối cùng (bậc 5 theo qui luật 1-4-5) trong từng nhánh (trưởng hay thứ) từ trưởng hay thứ thành hợp âm 7, mục đích là để nghe êm tai hơn. Ví dụ: G – C – D7 – Em – Am –B7
Xin bạn lưu ý là để nghe êm tai, sau khi chơi hợp âm 7, bạn cần phải chuyển về chủ âm.
Có một số luật căn bản sau đây:
1. Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm. Đây là nói về thông thường, vậy thì cứ mỗi khi hết một ô nhịp là bạn phải nghĩ đến việc đổi hợp âm.
2. Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3. Tùy theo chủ âm nào (trưởng hay thứ) mà những hợp âm của hợp âm chủ nhiều hơn. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như là Dm và E7 sẽ theo sau. Ba hợp âm này hát đã đời (Am-Dm-E7) sau đó thỉnh thoảng sẽ có C- F-G7. Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am
4. Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe mượt mà thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau.
Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Với những bạn mới làm quen thì chỉ còn cách là phải tập như sau:
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar.
2) Dùng cây guitar đánh trải các tổ hợp hợp âm trên (3 hoặc 6) cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 3 hoặc 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 4 lời khuyên trên và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Đây là nói về lý thuyết, khi bạn có sẵn một bản nhạc. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào bạn cũng có sẵn một bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc. Khi đó chỉ hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn sau.
Khi đã thuần thục về tìm hợp âm chủ, tìm các hợp âm liên quan, và chuyển qua lại giữa các hợp âm, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về các điệu trong đệm hát và các kiểu đệm hát thông dụng.

Các bài sau và những bài thực tập sẽ giúp dễ hiểu hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________