Học đàn Bến Tre: So dây đờn guitar cổ nhạc

Nhìn chung cách so dây của đờn guitar phím lõm thì giống nhau còn âm chuẩn cho đàn ta thì chưa thống nhất theo các thầy đờn, theo từng vùng, nghĩa là từng chỗ khi xuống âm "xề" hơi khác nhau; tùy sự lựa chọn của các bạn. Bạn cũng có thể lên dây như đờn tân nhạc lấy tương đương theo ngũ âm mà đàn, nếu phím không lõm thì không nhấn vuốt ẹo... ẹo được nên không mùi.

I  Xê=G (Sol) bỏ dây 6




 Trên cây đàn guitar có 6 (sáu) dây từ nhỏ cho đến lớn. Trước tiên bạn khảy trơn không bấm phím. Lấy dây số ba làm chuẩn cho một giọng đàn. Âm thanh trung bình của chữ nhạc là ( Xê ).  

Ký âm dây số 3.-  0/3 . Số zero là khảy không bấm, số 3, là dây đàn số ba đếm từ dây số một đi lên.
(Bạn có thể so sánh cùng nốt tân nhạc là dấu (Sol ).
Tiếp theo bạn khảy dây số một là chữ ( Liu ). 

 Ký âm dây số 1.-  0/1. Số zero là khảy không bấm, số 1, là dây đàn khởi đầu trên cần đàn.
Bạn khảy dây số ba và dây số một sẽ cho ra đồng âm là chữ ( Xề , Liu ). Kế đến bạn khảy dây số bốn chữ nhạc là ( Xàng ). 

  
Ký âm dây số 4.-  0/4. Số zero là khảy không bấm, số 4, là dây đàn số bốn đếm từ dây số một đi lên.
Sau đó bạn khảy hai dây số bốn và dây số ba sẽ cho ra chữ nhạc là ( Xàng , Xê ). Tiếp theo bạn khảy dây số hai chữ nhạc là ( Cồng ). Ký âm dây số 2.-  0/2. Số zero là khảy không bấm, số 2, là dây đàn số hai đếm từ số một đi lên.
Bạn khải dây số ba và dây số hai liền nhau bạn sẽ có âm thanh chữ nhạc là ( Xề , Công). Kế đến bạn khảy dây số năm chữ nhạc là ( Xừ ).
 

Ký âm dây số 5.-  0/5. Số zero là khảy không bấm, số 5, là dây đàn số năm đếm từ dây số một đi lên. Bạn khảy dây số năm và dây số ba thì chữ nhạc sẽ là ( Xừ , Xê ). Sau cùng bạn khảy dây số sáu chữ nhạc là (Hò).
 

Ký âm dây số 6.- 0/6. Số zero là khảy không bấm, số 6, là dây đàn đếm từ số một đi lên. Bạn tiếp tục khảy dây số sáu và dây số năm liền nhau bạn sẽ có chữ nhạc đồng âm là ( Hò , Xừ ).
 

Xin chú ý: Sở dĩ chữ nhạc có đôi khi thay đổi dấu sắc hay huyền, là vì chữ nhạc cổ điển thuộc âm lỡ, cho nên khi hai đồng âm cùng đươc khảy lên một lươt thì âm thanh đan bện với nhau,  bạn sẽ nghe ra thành chữ nhạc lỡ. Âm thanh nguyên thủy là (Hò Xừ Xàng Xê Cồng Liu) khi âm đơn được khảy lên. Hai đồng âm của dây số ba và số một. Nếu một âm thanh đứng riêng thì nghe ra là (xê) hay (liu) Nhưng nếu hai âm cùng phát ra một lúc bạn sẽ có hai chữ nhạc âm thanh là (xề liu). Bởi đó là âm thanh đan bện tạo thành. Âm thanh dây số ba không còn là ( xê ) nữa mà trở thành  (xề).
 

Các bạn cần lưu ý: Có đôi khi cây đàn của các bạn sẽ không theo ý muốn sau khi lấy dây đàn. Trong lúc hơp âm sẽ bị sai âm, các bạn phải điều chỉnh lệch đi một chút, là lên hay xuống của từng dây đàn. Đây là một điều mà tất cả các bạn mới nhập môn học nhạc cổ điển rất dễ bị mắc phải khi thẩm định âm thanh. Sau khi bạn đã lên dây đàn đúng theo sự hướng dẫn, mời bạn kiểm soát lại một lần, bằng cách bạn khảy từ dây sáu cho đến dây một thì chữ nhạc sẽ là ( Hò , Xừ , Xàng , Xê , Cồng , Liu ). Và cũng có thể bạn sẽ nghe một âm thanh lờ-lợ của chữ nhạc là ( Hò , Xư , Xang , Xề , Cồng , Líu ). Đó là tiếng nhạc mà bạn khảy hợp âm cùng một lược.
Sau đây là ký âm kết hơp của từng cung bật trên nốt bấm nơi cần đàn:  


Ký âm dây số 3.  0/3. 0/1. Chữ nhạc là (Xề, Liu) .
Hợp âm  5/3 và 5/1  âm thanh sẽ cao lên thành chữ nhạc ( Hò, Líu) 


 Ký âm dây số 5.  0/5. 0/3. Chữ nhạc là (Xừ, Xê) .
Hợp âm 5/3 và 5/5 âm thanh sẽ cao lên thành chữ nhạc (Xừ, Xê) đồng âm.  


Ký âm dây số 3.  0/3. 0/2. Chữ nhạc là (Xề, Công).
Hợp âm  5/2 và 0/3  âm thanh sẽ là (Xề, Liu) đồng âm.  


Ký âm dây số 4. 0/4. 0/3. Chữ nhạc (Xàng, Xê).
Hợp âm  5/3 và 0/4  âm thanh sẽ là (Hò, Xê hay Xang) đồng âm.  


Ký âm dây số 2. 0/2. 0/1. Chữ nhạc là (Cồng, Liu).
Hợp âm 5/2 và 0/1  âm thanh sẽ là (Liu, Liu) đồng âm. 0/3 và 5/2 cũng đồng âm, nhưng cao lên thành chữ nhạc là (Xề, Liu).  


KÝ âm số 6. 0/6. 0/5. Chữ nhạc là (Hò, Xư).
Hợp âm 5/6 và 0/5 âm thanh sẽ là (Xư, Xư) đồng âm.  


Ký âm dây 5. 0/5. 0/4. Chữ nhạc là (Xừ, Xang).
Hợp âm 5/5 và 0/4 âm thanh sẽ là (Xang, Xang) và cũng có thể là (Xư, Xang) và cũng đồng âm, nhưng thấp một chút.
Như đã nói vì âm lỡ cho nên chữ nhạc đôi khi lợ đi đôi chút. Điều quang trọng là khi hợp âm thì chúng ta sẽ có âm thanh đan bện, nên âm thanh sẽ lên xuống. Tiết tấu có được êm ái nhẹ nhàng hay không là do sự tập luyện, cũng như tâm tư người chơi âm nhạc, và lúc ấy sẽ do chất liệu âm thanh phát ra gởi đến người nghe.
 

Kiểm tra lần cuối : bạn khảy dây hai và dây một thì tiếng nhạc phát ra là  (Cồng Liu ).Tiếp theo dây bốn và dây số ba thì tiếng nhạc phát ra là ( Xàng Xê ). Kế tiếp khảy dây năm và dây bốn bạn sẽ nghe tiếng nhạc là ( Xừ Xàng ). Và sau cùng là dây số sáu và dây số năm tiếng nhạc phát ra là ( Hò Xư. Tại sao có sự khác âm là bởi vì khi một âm chiếc thì nghe ( Xừ  ) Còn như khảy hai dây thì sẽ là ( Hò , Xư ). Đơn cử cho bạn thấy là sự kết hợp của dây sáu và dây năm tiếng nhạc là ( Hò , Xư ).
 

Xin chú ý: đàn cổ nhạc là một loại âm thanh đan bện với nhau, nên có đôi khi bạn sẽ nghe lai âm của chữ nhạc. Bởi vì chữ đàn cổ nhạc thuộc về âm lỡ, cho nên khi bạn đã lấy đúng dây theo chữ nhạc,nhưng đôi khi bạn nghe ra một âm hơi khác, có như thế tiếng nhạc mới du dương réo rắc, và đàn cổ nhạc không thể khảy một lúc hợp âm như tân nhac, mà kết hợp đơn âm đan bện thành chữ nhạc khi trầm khi bổng. 
 

II  Kép Xê=D (Rê) - đào Xê= A (La) bỏ dây 6

 
Thường thường dây đào cho người nữ hát, kép cho người nam. Nếu người nam & nữ hát chung thì người đàn có thể bắt đầu dây đào sang kép hoặc ngược lại.

Nốt của Dây Đào (Rề)

Hò : D Rề
Xự : F> Fa Nhấn F rồi giãm & giữ - Cao hơn F (natural) và thấp hơn F#.
Xang : G Sol - Rung
Xê : A La
Cống: Bb> Bấm Sib rồi Nhấn - Cao hơn B flat và thấp hơn B (natural). Cống cũng có thể B.
Oan : C - Rung


Nốt của Dây Kép (Sol)

Hò : G Sol
Xự : B> Si Nhấn A# rồi giãm & giữ - Cao hơn A# và thấp hơn B.
Xang : C Dô - Rung
Xê : D Rê
Cống: D#> Bấm D# rồi Nhấn - Cao hơn D# flat và thấp hơn E. Cống cũng có thể E.
Oan : A# - Rung

Dây Kép cao (La) thì tăng lên 2 ngăn từ dây Kép (Sol). Dây này thường gọi dây Xề.


 
III Kép Xê=E (Mi) - đào Xê=B (Si) bỏ dây 6
Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, dây vùng quá thì note sẽ lạc. 
  • Dây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (mi = XÊ)
  • Dây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (si = XỰ)
  • Dây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (mi = XÊ)
  • Dây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (la = HÒ)


 
  Dây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.
  
Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:
  Dây "kép" (giọng nam) khác dây "đào" (giọng nữ): 
Dây kép (Nam)
XỰ
XANG
CỐNG
 
La
Si
Re
Mi
Fa#
Dây đào (Nữ)
XỰ
XANG
CỐNG
 
Mi
Fa#
La
Si
Do#
 
Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________