Đàn Bến Tre: Học nhạc I

 Bài chuyển hợp âm cho giọng Rê trưởng(D)

Tân Nam Xương tại Đàn Bến Tre học nhạc
** *D---->F#m------- ;Bm------- ;Em------->G-------- t;A7-------- ;D* *Bài chuyển hợp âm cơ bản cho các giọng:* - *Mi trưởng: E--- ;G#m--->C#m---->F#m----->A---->B7---->E - Fa trưởng: F---- ;Am----->Dm----- ;Gm------- ;Bb----- ;C7---- ;F - Sol trưởng: G---->Bm---->Em----- ;Am------ ;C------->D7----- ;G  *Nếu các bạn để ý thì có thể dịch qua tất cả các giọng trưởng Tiếp theo là bài chuyển hợp âm cơ bản cho *các giọng thứ *- Dm----> Gm--->C---->F---->Bb---->A7- ;Dm - Cm------>Fm----->Bb------->Eb------>Ab---->... thêm » 


 Bài chuyển hợp âm cho giọng Sol thứ (Gm)

Tân Nam Xương tại Đàn Bến Tre học nhạc
** *Gm----->Cm------->F-------->Bb-------->Eb-------->D7------->Gm*


Bài chuyển hợp âm cho giọng Đô trưởng (C)

Tân Nam Xương tại Đàn Bến Tre học nhạc
** *C---->Em----->Am------>Dm------>F------->G7------>C* [image: alt] [image: alt] [image: alt] [image: alt] [image: alt] [image: alt] *Bài chuyển hợp âm cho giọng Mi thứ ( Em)* *Em---->Am---->D----->G------>C------->B7------Em*


Bài chuyển hợp âm cho giọng La thứ ( Am)

Am----->Dm----->G------>C------>F------>E7----->Am


Học đàn Bến Tre:

Gam tone thường dùng, dễ nhớ

Thực ra vấn đề tìm “gam” cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.
Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao giờ cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.



Đàn Bến Tre:

Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

Chú ý: Nốt trên cần đờn phím lõm dưới đây lấy theo dây mí (E=Xê) theo chuẩn của đàn tân nhạc (dây số 1 buông là mí E ) và chuẩn xề của nhạc cổ Xê=E với dây Kép Xê=E (Mi) - đào Xê=B (Si) không bỏ dây 6. Cách so dây dây này có người gọi là dây lai hiện rất được yêu chuộng.


 
 

Đàn Bến Tre:

Thêm một cách so dây guitar phím lõm

IV Kép Xê= D (Re) - đào Xê= A (La) lấy hết 6 dây
Học đàn cải lương như học 1 ngôn ngữ khác. Trước hết, cứ học thuộc lòng. Rồi lập đi lập lại nhiều lần & dần dần trở thành thói quen tự nhiên. Sau khi đàn vững rồi thì lúc này có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng - chỉ cần sửa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn cũng thấy khác nhiều lắm  



 

Đàn Bến Tre:

Nhịp, Phách


SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số



Đàn Bến Tre:

Thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc

http://danbentrehoc.blogspot.com/2012/12/an-ben-t
1.1. Cao độ: là độ cao thấp của âm (phụ thuộc vào tần số cao hay thấp của âm).Ví dụ: gảy lần lượt từ dây 1 đến dây 6 của đàn ghi-ta sẽ nghe thấy âm kêu thấp (trầm) dần. Trên cùng 1 dây đàn ghi-ta, từ dây buông đến các âm khi bấm trên các phím 1, 2, 3 ... về phía thân đàn là các âm có cao độ cao dần. 



Học đàn Bến Tre:

So dây đờn guitat cổ nhạc

Nhìn chung cách so dây của đờn guitar phím lõm thì giống nhau còn âm chuẩn cho đàn ta thì chưa thống nhất theo các thầy đờn, theo từng vùng, nghĩa là từng chỗ khi xuống âm "xề" hơi khác nhau; tùy sự lựa chọn của các bạn. Bạn cũng có thể lên dây như đờn tân nhạc lấy tương đương theo ngũ âm mà đàn, nếu phím không lõm thì không 

 

Học đàn Bến Tre:

Đô thăng thứ (C#m) hoặc Mi trưởng (E): C#m, E, F#m, A, G#m, B

Khung nhạc có 4 dấu hóa thăng
Đô thăng thứ (C#m) hoặc Mi trưởng (E): C#m, E, F#m, A, G#m, B
Hòa âm C#m hoặc E


Học đàn Bến Tre:

 Fa thăng thứ (F#m) hoặc La trưởng (A): F#m, A, Bm, D, C#m, E

Khung nhạc có 3 dấu hóa thăng
 Fa thăng thứ (F#m) hoặc La trưởng (A): F#m, A, Bm, D, C#m, E
Hòa âm F#m hoặc A


 

Học đàn Bến Tre:

Si thứ (Bm) hoặc Rê trưởng (D): Bm, D, Em, G, F#m, A

Khung nhạc có 2 dấu hóa thăng
Si thứ (Bm) hoặc Rê trưởng (D): Bm, D, Em, G, F#m, A
Hòa âm Bm hoặc D


Học đàn Bến Tre:

 Mi thứ (Em) hoặc Sol trưởng (G): Em, G, Am, C, Bm, D

Khung nhạc có 1 dấu hóa thăng
 Mi thứ (Em) hoặc Sol trưởng (G): Em, G, Am, C, Bm, D
Hòa âm Em hoặc G


Học đàn Bến Tre:

La thứ (Am) hoặc Đô trưởng (C): Am, C, Dm, F, Em, G

Khung nhạc không có dấu hóa
La thứ (Am) hoặc Đô trưởng (C): Am, C, Dm, F, Em, G
Hòa âm Am hoặc C


Học đàn Bến Tre:

 Si thứ (Bm) hoặc Rê trưởng (D): Bm, D, Em, G, F#m, A

Khung nhạc có  2 dấu hóa giáng
Si thứ (Bm) hoặc Rê trưởng (D): Bm, D, Em, G, F#m, A
Hòa âm Bm hoặc D


Học đàn Bến Tre:

Rê thứ (Dm) hoặc Fa trưởng (F): Dm, F, Gm, Bb, Am, C

http://danbentrehoc.blogspot.com/2012/12/hoa-am-re-thu-dm-
Khung nhạc có 1 dấu hóa giáng
Rê thứ (Dm) hoặc Fa trưởng (F): Dm, F, Gm, Bb, Am, C
Hòa âm Dm hoặc F


Học đàn Bến Tre:

Cách tìm gam của một bài hát

Một bài nhạc kết thúc bằng nốt nào thì đó chính là nốt gốc của gam bài đó
 

VD : bài nhạc kết thúc ở nốt C thì chắc chắn là bài đó ở gam C trưởng C hoặc gam C thứ Cm . Để biết được là C hay Cm thì ta lại nhờ vào yếu tố phía trên , đó là dấu hóa đầu khuông nhạc 


Học đàn Bến Tre:

Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát

03 . Gam và cách nhận biết gam của 1 bài hát
Để chơi đc 1 bài hát ( có bản nhạc ) thì ta phải làm theo tuần tự các bước như sau :
- Xác định Gam của bài nhạc
- Lập bộ hợp âm cho gam đó
- Đặt hợp âm vào giai điệu 



Học đàn Bến Tre:

Một số thế bấm cơ bản

http://danbentrehoc.blogspot.com/2012/12/mot-so- 1 Số hợp âm cơ bản ở thế tay I :

 
Nhìn trên cần đàn với thứ tự dây đàn từ trên xuống như sau :
 E (1)
 B (2)
 G (3)
 D (4)



Học đàn Bến Tre:

 Cách lên dây đờn guitar tân nhạc

http://danbentrehoc.blogspot.com/2012/11/cach-l Hiệu đàn chúng tôi có cung cấp loại đàn bảo đảm lên đúng âm chuẩn không cong cần lạc phím bảo hành 01 năm. 


 

Học đàn Bến Tre:

Guitar cơ bản 1

1. Tên các dấu nhạc:
Có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ). 










Coi thêm   1   2   3  4   5   6  

Đàn Bến Tre: Tìm hợp âm cho bài ca không có nốt nhạc

Tìm hợp âm cho 1 bài hát mà mình không có nốt, chỉ có chữ mà thôi thì cũng không khó lắm khi mình đã biết điệu nhạc cách hát. 
Tìm hợp âm theo phương pháp sau:

1.  Tìm xem bài này tông Trưởng hay Thứ :  Một bài hát chỉ viết theo âm Trưởng hay âm Thứ.  Một vài lý thuyết để thực dụng trong việc tìm âm là âm Trưởng thì hùng mạnh, âm Thứ thì yếu (nhạc buồn Việt Nam thường là âm Thứ, còn những bài quốc ca thì thường âm Trưởng).  Một phương pháp mò chính xác hơn là hiểu sơ về nhạc lý rồi áp dụng cho mấy nốt đầu của bài hát (tuy không có nốt nhạc, vừa đàn hát vài nốt để thử âm cho bài hát).  Cách mò này sẽ giúp bạn tìm hợp âm chính của bài hát như Đô Trưởng hay La Thứ (sẽ giải thích thêm trong đoạn sau).  Điển hình cho quá trình thứ 1 này là bạn thường thấy mấy nhạc sĩ hay chơi thử vài nốt khi 1 ca sĩ yêu cầu 1 bài hát lạ.

2. Từ hợp âm chính, bạn mò thêm 2 hợp âm phụ theo phương pháp I-IV-V.  Xin nhắc lại đây là 3 hợp âm phổ thông mà thôi.  Sẽ có những bài hát họ chuyển tông giữa bài như khúc chót của bài Trả Lại Em Yêu nhạc sĩ Phạm Duy đã nâng âm thanh cao hơn trong mấy câu cuối.  Có bài sẽ thêm vào những hợp âm quãng 7 hay những hợp âm khác để thêm phần phong phú và thú vị cho bài hát. Có bài nhét thêm phần Thăng hay Giảm ở giữ bài (nhìn ký hiệu Thăng Giảm), có bài chuyển từ âm Thứ sang âm Trưởng vân vân. Tìm những tông hay âm điệu thay đổi này thì bạn cần hiểu rành về nhạc lý.

3.  Xin hiểu là trong 1  bài hát, tác giả chỉ đề nghị 1 tông như Đô Trưởng.  Vì phải viết thành 1 bản nhạc nên họ phải ghi xuống những ký hiệu, vì vậy họ sẽ chọn 1 âm điệu (Tango, Chachacha v.v.) và những nốt nhạc (vì vậy mình sẽ có 1 tông hay 1 gam nào đó)  .  Sau đó người chơi nhạc được toàn quyền nâng cao hơn như 1 nấc cao hơn thành Đô thăng trưởng hay 2 nấc cao hơn thành Re Trưởng) hoặc 1 nấc thấp hơn thành Si Trưởng hay 2 nấc thấp hơn thành La thăng Trưởng.  Người chơi nhạc cần chọn tông nào thích hợp với giọng của ca sĩ rồi sẽ lấy hợp âm đó làm hợp âm chính mà chọn 2 hợp âm phụ theo đoạn số 2 trên.  Nguyên tắc nâng cấp là Do -> Re -> Mi -> Fa -> Sol -> La -> Si - > Do và tiếp tục.  Những gam này cách nhau 2 nấc, trừ 2 trường hợp Mi-> và Si->Do chỉ có 1 nấc mà thôi.  Trong những gam cách nhau 2 nấc thì khi chuyển 1 nấc mình sẽ có Gam Thăng.

4. Xin giải thích thêm về cách đổi tông mới .  Nếu bạn chơi đàn Tây Ban Cầm thì hợp âm F trưởng sẽ có cách bấm đàn ở nấc số 1.  Dùng cách bấm đàn này nhích xuống nấc 2 bạn sẽ có hợp âm F thăng trưởng.  Nhích xuống nấc 3 bạn sẽ có G trưởng.  Theo cách này thì bạn cứ đàn tự nhiên như cũ, chỉ nhấc lên hay xuống những nấc trên thân cây đàn bạn sẽ có những tông mới phù hợp với giọng người hát mà bạn vẫn dùng những hợp âm cũ bạn đã viết và tập chơi đàn bình thường, khg thay đổi.

Bây giờ xin trở lại cách tìm hợp âm chính của bài hát.  Thí dụ như 1 bài không có thăng hay giảm thì nó sẽ có tông C trưởng hay A thứ.  Hợp âm C trưởng theo nhạc lý gồm có nốt Do, Mi và Sol.  Bạn chơi thử vài nốt nếu thấy thích hợp với cách bấm và có những nốt trên thì bài này âm Trưởng. Nếu C Trưởng không hợp, bạn bấm thử hợp âm A thứ sẽ thấy nó thích hợp hơn và bài này là âm Thứ.

Xin đưa thêm 1 thí dụ để các bạn thử nghiệm cách mò Gamme.
Không.... Không... tôi không Còn yêu em Nữa

Dòng nhạc trên có những nhịp điệu nhấn mạnh ở những chữ tôi viết đậm.  Ngay chữ Không thứ nhất, nếu bạn chơi thử tông C Trưởng thì nghe chướng tai lắm, thử tông gam Am La Thứ thì thích hợp hơn.  Đến chữ Không thứ nhì thì đổi thử hai gam phụ E7 hoặc Dm thấy không thích hợp vậy giữ gam Am là hợp cách nhất.  Sau đó đến chữ Còn thì giọng nhạc yếu hẳn đi, tức là họ đã đổi tông.  Nếu bạn thử gam Dm và E7 thì sẽ thấy gam E7 rất hợp cách.  Sau đó đến chữ Nữa thì bạn thử tìm sẽ thấy trở lại gam Am.  Xin bạn thử chơi nhé:

Không! (Am) Không! Tôi không còn yêu anh nữa

Không! (Dm) Không! Tôi không còn (E7) yêu anh nữa (Am)

Không! (E7) Không! Tôi không còn (Dm)

Tôi không còn yêu anh nữa (E7) anh ơi! (Am)

Tình đời thay trắng đổi đen (Dm)

Tình đời (G7) còn lắm bon chen (C)

Tình đời (F) còn lắm đam mê (E7)

nên tình còn lắm ê chề (Am)

Tình mình có nghĩa gì đâu (Dm)

Tình mình (G7) đã lắm thương đau (C)

Tình mình (F) gian dối cho nhau (E7)

Thôi đành hẹn lại kiếp sau (Am)

Không! (Am) Không! Tôi không còn tôi không còn yêu anh nữa

Không! (Dm) Không! Tôi không còn (E7) tôi không còn yêu anh nữa (Am)

Không! (E7) Không! Tôi không còn (Dm),

Tôi không còn yêu anh nữa (E7) anh ơi (Am)


Với 6 hợp âm căn bản này, các bạn chỉ cần dùng tai mình để nghe và lắp các hợp âm sao để sao nghe cho thuận tai.  Tuy nhiên nên nhớ đừng nhảy ... lung tung từ hợp âm này qua hợp âm khác một cách ... tự do quá,  vì có nhiều chuyển động nghe rất chỏi tai . 

Khi học về hòa âm thì bạn sẽ biết có một số điều “cấm kỵ”, có dịp tôi sẽ ghi ra những chi tiết này cho ai muốn nghiên cứu sâu xa hơn

Nắm vững được bửu bối gồm 6 hợp âm căn bản này, bạn cảm thấy an tâm bước ra sân khấu ... Chưa bắt đầu dạo đàn thì cô ca sĩ đã quay lại nói nhỏ rằng “ Anh ơi, cung Do trưởng thấp quá, anh đàn cho em cao hơn, ở cung Mi trưởng được không?”

Ngay lập tức bạn dùng “bộ luật gia đình 1-4-5” và tìm ra ngay 6 hợp âm trong bài này là : E, A,B7 và C#m, F#m và Gm .  Thế nhưng nguy quá vì mấy cái hợp âm “quái đản” này ... chưa biết bấm ở đâu cả vì mình ... chưa học !

Ðang khi bối rối, cô ca sĩ lại thay đổi ý kiến “ Hay là anh xuống cho em 2 tông cũng được!”  Xuống 2 tông có nghĩa là từ chủ âm Do trưởng , hạ xuống chủ âm La trưởng (A)

Lại áp dụng “luật gia đình 1-4-5”, bạn tìm ra ngay 6 hợp âm trong gia đình này là :
A,D,E7 và Fa#m, Bm, C#m  ... Lại cũng khổ vì toàn là những hợp âm lạ và trắc trở khó bấm.

Phải làm gì bây giờ ?

Thực sự thì trước khi ra “chiến trường”, bạn cần học thêm 2 chiêu sau đây thì mới có thề gọi là tạm đủ căn bản để đệm được các bài nhạc cho ca sĩ hát, ở bất cứ cung nào.
 

Chiêu thứ nhất :
Tập thêm 1 bộ 6 hợp âm để đệm 1 bài ở chủ âm Sol trưởng (G)

Giả thử như bài Mưa Hồng được hát ở cung (tông , chủ âm) G thì 6 hợp âm căn bản của “gia đình cung C” sẽ thay đổi từ: C,F,G7 – Am,Dm.Em
ra thành
G,C,D7 – Em, Am,Bm

Ðây là những thành viên trong gia đình cung Sol trưởng (G)
Ðể tìm bộ 6 hợp âm mới này có 2 cách, hoặc bắt đầu từ chủ âm G mà dùng luật 1-4-5 , hoặc nhìn vào trang nhạc viết cho cung Do trưởng (C) mà cứ nhìn thấy tên hợp âm nào thì cứ đếm lên 5 nốt ( Do thành ra Sol, Fa thành ra Do v.v...)
 

Chiêu thứ hai:
Dùng cái CAPO
“Capo” là một cái kẹp đàn rất thông dụng khi đệm đàn ( và dùng trong Flamenco guitar) nhưng không dùng trong guitar cổ điển

Nếu muốn đệm nhạc cho mình và nhất là cho người khác hát thì nhất định là bạn phải tìm mua 1 cái Capo ở các tiệm nhạc.

Kẹp cái Capo từ phím 1 và nhích dần lên 6 thì tuy vẫn đàn 6 hợp âm trong cung Do trưởng, bạn đã có thể đệm cho casĩ hát ở các cung từ C# (Db) đến F# trưởng hay Gb trưởng

Tương tự, nếu đàn ở cung Sol trưởng (G) và kẹp Capo từ phím 1 đến phím 4, bạn có thể đệm cho các bài nhạc từ cung Sol thăng trưởng (hoặc La giảm thứ) đến Si trưởng
(Chú ý “ Dùng Capo ở phím 5 mà đàn những hợp âm của gia đình G thì cũng tương tự như đệm bài hát ở cung Do trưởng .   Tuy nhiên các hợp âm đàn ở vị trí này sẽ cao hơn nếu đàn cung C không dùng Capo.  Trong trường hợp có 2 guitar cùng đệm cho 1 ca sĩ thì 1 cây đệm ở Do trưởng không Capo  , còn cây kia đệm ở Sol trưởng với Capo ở bậc 5, nghe sẽ rất hay)
Nói chung lại thì chỉ cần nắm 6 hợp âm trong gia đình cung Do trưởng và thêm vào 3 hợp âm mới là G, D7và Bm , tất cả là 9 hợp âm, thì bạn có thể đệm đươc tất cả, bất chấp ca sĩ có khó tính, thay đổi tông lên xuống thế nào đi nữa
Trở lại hai thí dụ ở đầu bài:

1.      Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung Mi trưởng >>>>  Kẹp Capo ở phím 4 và đàn 6 hợp âm của gia đình Do trưởng ( mà bạn đã thuộc lòng, hoặc đã ghi trên giấy rồi )
2.      Ca sĩ đòi hát Mưa Hồng ở cung A trưởng >>>>  Không thể đàn ở Do trưởng mà kéo Capo xuống, bạn sẽ lắp Capo ở phím 2, rồi đàn bài nhạc xem như ở cung Sol trưởng (G).  Khi thành thạo rồi , bạn có thể nhìn vào bài nhạc đầu tiên với các hợp âm viết cho cung Do trưởng mà trong trí lập tức đếm lên 5 nốt.  Ðiều này không khó, và nếu muốn tập đọc cho nhanh thì bạn nên chịu khó luyện thêm một câu ... “thần chú” khác là ...

Do Mi Sol / Re Fa La /Mi Sol Si / Fa La Do / Sol Si Re / La Do Mi, Si Re Fa

Nói chung là tập đọc các nốt trong âm giai thành từng nhóm 1-3-5 ... cho thật nhanh

Không những “thần chú” này sẽ giúp bạn chuyển cung (như trong thí dụ trên) mà còn sẽ giúp ích rất nhiều khi xác định tên các hợp âm

Tóm lại nếu phải đệm cho 1 ca sĩ hát đột xuất 1 bài ở cung trưởng dầu cho không có nhạc bản trước mặt thì bạn có thể làm như sau:
 

1.      Thử dạo bài ấy ở cung Do trưởng, dạo 6 hợp âm trong “gia đình C” .  Nếu ca sĩ thấy OK thì tốt quá
 

2.      Nếu ca sĩ cho rằng Do trưởng quá thấp và đòi lên cao thì chỉ việc dùng Capo.  Giản dị quá !
 

3.      Nếu ca sĩ đòi hát thấp hơn thì chuyển qua cung Sol trưởng , dạo 6 hợp âm trong “gia đình G” rồi dùng Capo nếu cần!
Cho đến giờ , chúng ta vẫn còn bàn về lý thuyết cho bàn tay trái, nghĩa là làm sao để tìm hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị.  Có lẽ như vậy cũng tạm đủ để bắt đầu bước qua phần kỹ thuật căn bản cho tay mặt.

Làm quen với guitar cổ điển 3

Sách “Phương pháp Carulli” (Méthode de guitare) là 1 cuốn sách kinh điển đối với người học guitar theo trường phái cổ điển (classique) trong khoảng 2 năm đầu. Được đánh giá là trình độ A, tức là 1 bước khởi đầu để bạn theo học Guitar Classic.

 
Bài tập carulli 1


Học Qua Video:


hoặc



 
Học qua ebook:
 

Download File

Download:

Làm quen với guitar cổ điển 2

1. Khuông nhạc, khóa nhạc và các nốt cơ bản


Khuông nhạc là 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau tạo thành 4 khe, dùng để ghi các nốt nhạc trên đó. Thứ tự và tên các dòng kẻ và khe được đánh từ dưới lên trên.

Với một khuông nhạc trống, ta không thể xác định được nốt nhạc nằm trên đó là gì và chơi nó thế nào. Để xác định các nốt nhạc trên khuông ta sử dụng Khóa nhạc.
Hai khóa nhạc phổ biến là khóa Sol (Treble Clef) và khóa Fa (Bass Clef).
Khóa Sol xoắn quay dòng kẻ thứ 2 của khuông nhạc, khóa sol cho ta biết các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 2 này là nốt Sol (ký hiệu là G).


Từ đó chúng ta có vị trí các nốt nhạc khác được thể hiện trên khuông nhạc. Có 7 nốt nhạc cơ bản từ thấp lên cao như sau: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. 7 nốt nhạc này được lặp lại tuần hoàn với cao độ cao hơn hoặc thấp hơn nhưng vẫn có tên gọi như trên.
Người ta còn sử dụng 7 chữ cái latin để thể hiện cho 7 nốt nhạc này theo thứ tự tương ứng như sau: C, D, E, F, G, A, B. Ta có vị trí và tên gọi các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa sol như sau:


Nếu chúng ta muốn viết thêm các nốt nhạc ở trên và dưới của khuông nhạc ta sử dụng những dòng kẻ được gọi là dòng kẻ phụ trên và dưới khuông nhạc.
Nốt Do trung (Middle C) là nốt nằm ở dòng kẻ phụ thứ nhất dưới khuông nhạc.

Khóa Fa (Bass Clef) có 2 dấu chấm ở trên và dưới dòng kẻ thứ 2 từ trên xuống của khuông nhạc (dòng kẻ thứ 4). Nó cho chúng ta biết rằng những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ đó là nốt Fa (F).




Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa Fa như sau:
Nốt Do trung (Middle C) nằm trên dòng kẻ phụ đầu tiên trên khuông nhạc.
Khóa Fa thường được dùng để viết các bản nhạc cho Guitar Bass.
Ngoài 2 khóa nhạc trên còn có khóa Do Alto và Do tenor.

2. Trường độ các nốt nhạc

Thông thường các bản nhạc viết cho đàn guitar và ca khúc được các tác giả viết bằng khóa Sol. Còn khóa Fa thường được dùng để viết cho Guitar Bass hoặc tay trái của Piano. Vì vậy nếu các bạn học nhạc để đọc các bài hát hoặc chơi guitar thì các bạn chỉ cần học cho thuộc vị trí các nốt trên khuông nhạc với khóa Sol là đủ.

 Chúng ta biết được về cao độ của nốt nhạc, nghĩa là độ cao thấp của âm thanh tương ứng với từng nốt nhạc.
Trường độ của nốt nhạc là độ ngân dài ngắn của các nốt nhạc. Chúng ta thấy có những nốt nhạc ngân rất dài cũng có nốt chỉ thoáng qua rất nhanh, để thể hiện điều đó trên bản nhạc người ta dùng các ký hiệu về trường độ như sau:







Ở trên đây là 5 ký hiệu cơ bản về trường độ của nốt nhạc và tên các nốt nhạc theo trường độ tương ứng. Ngoài các ký hiệu trên đây còn một số ký hiệu khác nữa như nốt móc tam, móc tứ ký hiệu tương tự như nốt móc đôi nhưng được thêm 1, 2 dấu móc hoặc 1, 2 gạch ngang nữa.
Các bạn quan sát hình vẽ ký hiệu thấy ở nốt móc đơn và móc kép có 2 cách ký hiệu (1 dùng dấu móc, 1 dùng gạch ngang nối 2 nốt), thực chất đây là 2 cách ký hiệu khác nhau của một giá trị trường độ, nhưng khi có 2 nốt nhạc (hoặc nhiều hơn) có cùng giá trị trường độ đứng liền nhau (thường là chung 1 phách - sẽ học ở các bài sau) thì người ta thay dấu móc bằng dấu gạch nối, mỗi gạch nối bằng 1 dấu móc.
Tiếp theo là giá trị tương quan giữa các ký hiệu trường độ của nốt nhạc:



Như vậy chúng ta thấy Nốt tròn có giá trị lớn nhất, nốt trắng bằng 1/2 nốt tròn; nốt đen bằng 1/2 nốt trắng và bằng 1/4 nốt tròn; nốt móc đơn bằng 1/2 nốt đen, bằng 1/4 nốt trắng và bằng 1/8 nốt tròn; nốt móc kép bằng 1/2 nốt móc đơn. Và tiếp tục như vậy ta có nốt móc tam bằng 1/2 nốt móc kép, ...
Ext: Nếu coi độ dài của một nốt đen bằng 1 đập nhịp thì ta có nốt tròn bằng 4 lần đập nhịp, nốt trắng bằng 2 lần đập nhịp, còn  nốt móc đơn thì phải diễn 2 nốt trong 1 đập nhịp (giả sử dùng chân thì khi nhấc mũi chân lên là 1 nốt móc đơn và khi dập mũi chân xuống là nốt móc đơn thứ 2).

 3. Ô nhịp, nhịp và phách

 Chúng ta biết rằng âm nhạc được tạo thành từ việc sắp xếp âm thanh theo một quy luật về cao độ, trường độ và cả cường độ nữa, qua 2 bài học trước chúng ta đã biết về cao độ và trường độ của âm thanh, bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cường đô của âm thanh trong âm nhạc.
Cường độ âm thanh thể hiện sự mạnh nhẹ của âm thanh khi vang lên, trong âm nhạc cường độ của nốt nhạc cho biết nốt nhạc đó sẽ được diễn tả mạnh hay nhẹ. Để xác định được những điều đó trong một bản nhạc người ta sử dụng nhiều cách khác nhau, cơ bản nhất là sử dụng quy luật về nhịp, ô nhịp và phách. Ngoài ra còn có những cách ký hiệu khác như sử dụng ký hiệu hình vẽ và ký hiệu chữ viết (sẽ có bài nói riêng về vấn đề này).
- Ô nhịp: được hiểu là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp
- Vạch nhịp: là vạch dọc vông góc với các dòng kẻ của khuông nhạc, chia khuông nhạc thành các phần bằng nhau, mỗi phần này gọi là 1 ô nhịp.
- Số chỉ nhịp (Nhịp): là một phân số mà mẫu số cho ta biết phải chia nốt tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy.
Ví dụ: nhịp 2/4, Nốt tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một nốt đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 nốt đen hoặc các ký hiệu tương đương hai nốt đen (như 4 nốt móc đơn).
- Phách: là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.
Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau. Thí dụ: Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 nốt đen. Nốt đen này có thể chia thành hai nốt móc đơn. Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.
Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau. Thí dụ: Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 nốt đen và một nốt móc đơn. Phách này có thể chia thành 3 nốt móc đơn. Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.
Đến đây ta cũng có thể hiểu số chỉ nhịp cho chúng ta biết trong một ô nhịp có mấy phách (tử số) và mỗi phách có giá trị trường độ là nốt tròn chia cho mẫu số. Thí dụ: nhịp 2/4 có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, nhịp 3/4 có 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen; nhịp 6/8 có 6 phách mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn (hoặc hiểu là có 2 phách, mỗi phách bằng 1,5 nốt đen).
Xét về mặt cường độ, phách được chia thành phách mạnhphách nhẹ, tùy từng loại nhịp và ta có các quy định về phách mạnh và phách nhẹ trong một ô nhịp. Khi diễn phách mạnh được nhấn mạnh hơn phách nhẹ, khi đệm thường rơi vào tiếng Bass.
Nhịp 2/4 có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên là phách mạch, phách thứ 2 là phách nhẹ.


Nhịp 3/4 có 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên là phách mạnh, 2 phách sau là phách nhẹ.




Nhịp 4/4 có 4 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên và phách thứ 3 là phách mạnh và mạnh vừa, phách thứ 2 và thứ tư là phách nhẹ.


Nhịp 6/8 có 6 phách, mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn, phác thứ nhất và thứ tư là phách mạnh, còn lại là phách nhẹ.

4. Dấu lặng

 Trong âm nhạc còn có các ký hiệu để thể hiện cho sự yên lặng, không phát ra âm thanh và chúng được gọi là dấu lặng (Rest) còn gọi là dấu nghỉ. Tương tự như đối với các nốt nhạc, ta cũng có các dấu lặng tròn, lặng trắng và lặng đen,... Những dấu lặng này có giá trị trường độ tương tự như các nốt nhạc có cùng tên gọi.
Dấu lặng tròn và lặng trắng nhìn rất giống nhau. Chỉ có một khác biệt là dấu lặng tròn nằm treo dưới đường kẻ thứ tư còn dấu lặng trắng thì nằm trên đường kẻ thứ ba.


Nếu như trong một ô nhịp có 4 phách thì người ta thường dùng dấu lặng tròn chứ không dùng hai dấu lặng trắng.
Có hai cách thể hiện khác nhau đối với dấu lặng đen (hình dưới). Khi bản nhạc được in ra giấy thì dấu lặng đen giống như hình bên trái, còn khi viết tay thì dấu lặng đen giống như hình bên phải. Bạn hãy thử viết tay theo kiểu thứ hai.

 chấm và dấu nối

Dấu chấm còn gọi là dấu chấm dôi, dấu nối, dấu chấm ngân và dấu nối là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.
Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải ký hiệu nốt nhạc, có giá trị làm tăng trường độ của nốt nhạc đó thêm 1/2 giá trị của bản thân nốt nhạc mang chấm dôi. Ví dụ: Nốt trắng mang chấm dôi sẽ có giá trị trường độ là nốt trắng + 1/2 nốt trắng (1 nốt đen), tổng cộng độ dài của nốt nhạc này tương đương với 3 nốt đen.


Tương tự cho các nốt nhạc khác.
Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
Dấu chấm ngân là kí hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do.

Làm quen với guitar cổ điển 1

Cấu tạo của đàn guitar: 

 
Đàn guitar thường được sử dụng với 2 loại dây là dây nilon và dây kim loại.

- Dây Nilon dùng cho chơi cổ điển
- Dây kim loại dung cho đệm hát.

Đàn guitar acoustic và guitar classic có 6 dây, thứ tự dây tính từ dây bé nhất là day số 1, dây lớn nhất là dây số 6:

- Dây số 1 là dây mi cao (e)
- Dây số 2 là dây si (B)
- Dây số 3 là dây son (G)
- Dây số 4 là dây re (D)
- Dây số 5 là dây la (A)
- Dây số 6 là dây mi trầm (E)

Vậy lần lượt khi gảy từ trên xuống ta có các nốt: E, A, D, G, B, e.

Các bạn cần nhớ lại ký hiệu các nốt nhạc bằng chữ cái latin: Do (C), Re (D), Mi (E), Pha (F), Son (G), La (A), Si (B).

2. Tư thế ngồi và cách cầm đàn guitar  

  • Tư thế ngồi bình thường, sử dụng cho đệm hát.



 
  • Tư thế ngồi chơi cổ điển.


Khi chơi cổ điển chúng ta cần đặt đàn đúng tư thế, khóa đàn ngang với tai, đầu thẳng. Có như vậy thì khi chơi đàn tay mới thoải mái, di chuyển linh hoạt.  
  • Tay trái cầm cần đàn: các bạn chú ý khi ngồi ôm đàn cần chắc chắn mà không cần tay giữ, để tay tự do khi chơi đàn. cách đặt tay trái như hình dưới



 
  • Tay phải tỳ lên thành đàn, bàn tay khum để các ngón tay vuông góc với dây đàn:



3. Sử dụng tay trái và tray phải:
  • Tay phải sử dụng ngón cái để chơi 3 dây 4, 5, 6; 3 ngón tiếp theo lần lượt chơi các dây 3, 2, 1; ký hiệu các ngón tay như sau:


Vậy là ngón p chơi 3 dây 6, 5, 4; ngón i chơi dây 3; ngón m chơi dây 2; ngón a chơi dây 1.  
  • Tay trái: ký hiệu các ngón tay như sau:


Khi chơi ở mỗi thế tay nhất định, các ngón tay sẽ lần lượt bấm các ngăn đàn tương ứng.

Các ký hiệu ngón tay trái và phải là quy ước chung, trên các bản nhạc đều sử dụng như vậy để hướng dẫn cho người chơi có thể dễ dàng chơi được bản nhạc đó.
Khi tập các bạn cần tuân thủ đúng những yêu cầu về tư thể, quy định ngón bấm, ngón gảy. Sau bài học này các bạn có thể luyện dây buông bằng cách sử dụng tay phải gảy các dây mà không bấm theo đúng quy định trên đến khi thành thạo, linh hoạt.

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________