Làm quen với guitar cổ điển 2

1. Khuông nhạc, khóa nhạc và các nốt cơ bản


Khuông nhạc là 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau tạo thành 4 khe, dùng để ghi các nốt nhạc trên đó. Thứ tự và tên các dòng kẻ và khe được đánh từ dưới lên trên.

Với một khuông nhạc trống, ta không thể xác định được nốt nhạc nằm trên đó là gì và chơi nó thế nào. Để xác định các nốt nhạc trên khuông ta sử dụng Khóa nhạc.
Hai khóa nhạc phổ biến là khóa Sol (Treble Clef) và khóa Fa (Bass Clef).
Khóa Sol xoắn quay dòng kẻ thứ 2 của khuông nhạc, khóa sol cho ta biết các nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 2 này là nốt Sol (ký hiệu là G).


Từ đó chúng ta có vị trí các nốt nhạc khác được thể hiện trên khuông nhạc. Có 7 nốt nhạc cơ bản từ thấp lên cao như sau: Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. 7 nốt nhạc này được lặp lại tuần hoàn với cao độ cao hơn hoặc thấp hơn nhưng vẫn có tên gọi như trên.
Người ta còn sử dụng 7 chữ cái latin để thể hiện cho 7 nốt nhạc này theo thứ tự tương ứng như sau: C, D, E, F, G, A, B. Ta có vị trí và tên gọi các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa sol như sau:


Nếu chúng ta muốn viết thêm các nốt nhạc ở trên và dưới của khuông nhạc ta sử dụng những dòng kẻ được gọi là dòng kẻ phụ trên và dưới khuông nhạc.
Nốt Do trung (Middle C) là nốt nằm ở dòng kẻ phụ thứ nhất dưới khuông nhạc.

Khóa Fa (Bass Clef) có 2 dấu chấm ở trên và dưới dòng kẻ thứ 2 từ trên xuống của khuông nhạc (dòng kẻ thứ 4). Nó cho chúng ta biết rằng những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ đó là nốt Fa (F).




Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khóa Fa như sau:
Nốt Do trung (Middle C) nằm trên dòng kẻ phụ đầu tiên trên khuông nhạc.
Khóa Fa thường được dùng để viết các bản nhạc cho Guitar Bass.
Ngoài 2 khóa nhạc trên còn có khóa Do Alto và Do tenor.

2. Trường độ các nốt nhạc

Thông thường các bản nhạc viết cho đàn guitar và ca khúc được các tác giả viết bằng khóa Sol. Còn khóa Fa thường được dùng để viết cho Guitar Bass hoặc tay trái của Piano. Vì vậy nếu các bạn học nhạc để đọc các bài hát hoặc chơi guitar thì các bạn chỉ cần học cho thuộc vị trí các nốt trên khuông nhạc với khóa Sol là đủ.

 Chúng ta biết được về cao độ của nốt nhạc, nghĩa là độ cao thấp của âm thanh tương ứng với từng nốt nhạc.
Trường độ của nốt nhạc là độ ngân dài ngắn của các nốt nhạc. Chúng ta thấy có những nốt nhạc ngân rất dài cũng có nốt chỉ thoáng qua rất nhanh, để thể hiện điều đó trên bản nhạc người ta dùng các ký hiệu về trường độ như sau:







Ở trên đây là 5 ký hiệu cơ bản về trường độ của nốt nhạc và tên các nốt nhạc theo trường độ tương ứng. Ngoài các ký hiệu trên đây còn một số ký hiệu khác nữa như nốt móc tam, móc tứ ký hiệu tương tự như nốt móc đôi nhưng được thêm 1, 2 dấu móc hoặc 1, 2 gạch ngang nữa.
Các bạn quan sát hình vẽ ký hiệu thấy ở nốt móc đơn và móc kép có 2 cách ký hiệu (1 dùng dấu móc, 1 dùng gạch ngang nối 2 nốt), thực chất đây là 2 cách ký hiệu khác nhau của một giá trị trường độ, nhưng khi có 2 nốt nhạc (hoặc nhiều hơn) có cùng giá trị trường độ đứng liền nhau (thường là chung 1 phách - sẽ học ở các bài sau) thì người ta thay dấu móc bằng dấu gạch nối, mỗi gạch nối bằng 1 dấu móc.
Tiếp theo là giá trị tương quan giữa các ký hiệu trường độ của nốt nhạc:



Như vậy chúng ta thấy Nốt tròn có giá trị lớn nhất, nốt trắng bằng 1/2 nốt tròn; nốt đen bằng 1/2 nốt trắng và bằng 1/4 nốt tròn; nốt móc đơn bằng 1/2 nốt đen, bằng 1/4 nốt trắng và bằng 1/8 nốt tròn; nốt móc kép bằng 1/2 nốt móc đơn. Và tiếp tục như vậy ta có nốt móc tam bằng 1/2 nốt móc kép, ...
Ext: Nếu coi độ dài của một nốt đen bằng 1 đập nhịp thì ta có nốt tròn bằng 4 lần đập nhịp, nốt trắng bằng 2 lần đập nhịp, còn  nốt móc đơn thì phải diễn 2 nốt trong 1 đập nhịp (giả sử dùng chân thì khi nhấc mũi chân lên là 1 nốt móc đơn và khi dập mũi chân xuống là nốt móc đơn thứ 2).

 3. Ô nhịp, nhịp và phách

 Chúng ta biết rằng âm nhạc được tạo thành từ việc sắp xếp âm thanh theo một quy luật về cao độ, trường độ và cả cường độ nữa, qua 2 bài học trước chúng ta đã biết về cao độ và trường độ của âm thanh, bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cường đô của âm thanh trong âm nhạc.
Cường độ âm thanh thể hiện sự mạnh nhẹ của âm thanh khi vang lên, trong âm nhạc cường độ của nốt nhạc cho biết nốt nhạc đó sẽ được diễn tả mạnh hay nhẹ. Để xác định được những điều đó trong một bản nhạc người ta sử dụng nhiều cách khác nhau, cơ bản nhất là sử dụng quy luật về nhịp, ô nhịp và phách. Ngoài ra còn có những cách ký hiệu khác như sử dụng ký hiệu hình vẽ và ký hiệu chữ viết (sẽ có bài nói riêng về vấn đề này).
- Ô nhịp: được hiểu là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp
- Vạch nhịp: là vạch dọc vông góc với các dòng kẻ của khuông nhạc, chia khuông nhạc thành các phần bằng nhau, mỗi phần này gọi là 1 ô nhịp.
- Số chỉ nhịp (Nhịp): là một phân số mà mẫu số cho ta biết phải chia nốt tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy.
Ví dụ: nhịp 2/4, Nốt tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một nốt đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 nốt đen hoặc các ký hiệu tương đương hai nốt đen (như 4 nốt móc đơn).
- Phách: là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.
Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau. Thí dụ: Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 nốt đen. Nốt đen này có thể chia thành hai nốt móc đơn. Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.
Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau. Thí dụ: Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 nốt đen và một nốt móc đơn. Phách này có thể chia thành 3 nốt móc đơn. Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.
Đến đây ta cũng có thể hiểu số chỉ nhịp cho chúng ta biết trong một ô nhịp có mấy phách (tử số) và mỗi phách có giá trị trường độ là nốt tròn chia cho mẫu số. Thí dụ: nhịp 2/4 có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, nhịp 3/4 có 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen; nhịp 6/8 có 6 phách mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn (hoặc hiểu là có 2 phách, mỗi phách bằng 1,5 nốt đen).
Xét về mặt cường độ, phách được chia thành phách mạnhphách nhẹ, tùy từng loại nhịp và ta có các quy định về phách mạnh và phách nhẹ trong một ô nhịp. Khi diễn phách mạnh được nhấn mạnh hơn phách nhẹ, khi đệm thường rơi vào tiếng Bass.
Nhịp 2/4 có 2 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên là phách mạch, phách thứ 2 là phách nhẹ.


Nhịp 3/4 có 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên là phách mạnh, 2 phách sau là phách nhẹ.




Nhịp 4/4 có 4 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách đầu tiên và phách thứ 3 là phách mạnh và mạnh vừa, phách thứ 2 và thứ tư là phách nhẹ.


Nhịp 6/8 có 6 phách, mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn, phác thứ nhất và thứ tư là phách mạnh, còn lại là phách nhẹ.

4. Dấu lặng

 Trong âm nhạc còn có các ký hiệu để thể hiện cho sự yên lặng, không phát ra âm thanh và chúng được gọi là dấu lặng (Rest) còn gọi là dấu nghỉ. Tương tự như đối với các nốt nhạc, ta cũng có các dấu lặng tròn, lặng trắng và lặng đen,... Những dấu lặng này có giá trị trường độ tương tự như các nốt nhạc có cùng tên gọi.
Dấu lặng tròn và lặng trắng nhìn rất giống nhau. Chỉ có một khác biệt là dấu lặng tròn nằm treo dưới đường kẻ thứ tư còn dấu lặng trắng thì nằm trên đường kẻ thứ ba.


Nếu như trong một ô nhịp có 4 phách thì người ta thường dùng dấu lặng tròn chứ không dùng hai dấu lặng trắng.
Có hai cách thể hiện khác nhau đối với dấu lặng đen (hình dưới). Khi bản nhạc được in ra giấy thì dấu lặng đen giống như hình bên trái, còn khi viết tay thì dấu lặng đen giống như hình bên phải. Bạn hãy thử viết tay theo kiểu thứ hai.

 chấm và dấu nối

Dấu chấm còn gọi là dấu chấm dôi, dấu nối, dấu chấm ngân và dấu nối là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.
Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải ký hiệu nốt nhạc, có giá trị làm tăng trường độ của nốt nhạc đó thêm 1/2 giá trị của bản thân nốt nhạc mang chấm dôi. Ví dụ: Nốt trắng mang chấm dôi sẽ có giá trị trường độ là nốt trắng + 1/2 nốt trắng (1 nốt đen), tổng cộng độ dài của nốt nhạc này tương đương với 3 nốt đen.


Tương tự cho các nốt nhạc khác.
Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.
Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.
Dấu chấm ngân là kí hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________