Đàn Bến Tre: Cách bảo quản đàn Guitar

Đối với những người yêu và mê guitar thì guitar không chỉ là nhạc cụ mà nó còn như 1 người bạn, 1 người yêu, có nhiều người cũng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua cây đàn tốt, do đó không những chơi giỏi đàn mà các bạn cũng cần biết cách bảo quản đàn sao cho đúng để giữ gìn đàn được lâu cả về hình thức và chất lượng âm thanh. Bài viết sau sẽ cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thể bảo dưỡng cây đàn của mình:

1.     Điều kiện khí hậu: Những đàn guitar tốt đều được làm bằng gỗ nguyên tấm (Solid), gỗ lại rất dễ có những biến đổi vật lý khi khí hậu thay đổi, nhất là về nhiệt độ và độ ẩm. Đối với đàn guitar, độ ẩm thích hợp dao động quanh khoảng 60% (tuy nhiên cần lưu ý tới khí hậu nơi sinh ra nó). 

Với những vùng có độ ẩm cao, nên để vào trong hộp đàn những gói hút ẩm, hoặc để đàn trong phòng có độ ẩm thích hợp (có điều hòa). Những cây guitar nào bị rơi vào điều kiện ẩm hơn bình thường, nó sẽ biến dạng(cong cần nhẹ…), nhưng khi đưa nó về điều kiện tốt nó sẽ trở lại bình thường. Còn những cây nào bị rơi vào điều kiện quá ẩm, những biến dạng nặng nề(cong cần nặng…) sẽ không thể hồi phục được nữa.
Với những vùng khô (như châu Âu, Mỹ), phải thiết kế thêm mấy cái máy phun nước tăng độ ẩm ở chỗ để đàn. Một điều cần chú ý, nên mua một cái máy đo độ ẩm.
Nhiệt độ cao quá cũng không tốt cho đàn, ở nhiệt độ khoảng 50 độ C, chất keo dính ở đàn bắt đầu bị chảy, do đó ko nên để đàn ở những nới quá nóng như gần bếp lửa, lò sưởi, hay để ngoài trời.
2.     Thay dây: Nên thay từng dây một, tránh tháo hết dây ra rồi mới lắp cả vào. Tuyệt đối cấm kị việc cắt dây đàn, vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột. Chú ý lúc thay dây không làm xước mặt đàn. 

Đàn khi dùng thường xuyên thì tầm 1 tháng là nên thay dây 1 lần để đảm bảo độ chuẩn về chất lượng âm thanh, dây đàn quá cũ hoặc xuống cấp rất ảnh hưởng tới âm thanh và thường gây tiếng rè rè khó chịu,
3.     Lớp sơn đàn (Gloss đánh bóng): Gloss đánh bong đàn rất đẹp, và có lợi cho âm thanh thoát ra nhưng có nhược điểm là rất yếu và dễ xước. Chỉ cần một vật cứng nhỏ cũng có thể làm hỏng lớp gloss này. Cần chú ý là vào những hôm trời nóng, lớp vecni sẽ rất giòn và dễ vỡ. Chúng ta cũng có thể thường xuyên lau mặt đàn bằng dầu chuyên dụng để bảo vệ mặt đàn và luôn giữ cho mặt đàn được bóng.
4.     Bảo dưỡng cần và phím đàn: 1 năm nên lau cần phím đàn từ 2 hoặc 3 lần (dùng dầu chuyên dụng, hoặc không có điều kiện thì giỏ vài giọt nước lau). Có thể tận dụng những lúc thay dây để lau qua, nhưng nhớ không được tháo hết 6 dây ra lau.
5.     Về vấn đề tay phải và trái khi đánh đàn: Tay phải nên tránh chạm vào mặt đàn, nếu kĩ thuật dùng đến thì nên dán một lớp bảo vệ. Tay trái không được để móng vì chỉ cần để một chút móng, lâu ngày cần phím sẽ bị xước, ảnh hưởng nặng nề đến cảm giác tay trái.
6.     Các vấn đề quan trọng khác: Khi chơi đàn xong thì phải cất vào hộp ngay, không nên để ngoài. Có những người xót đàn không bao giờ dám lấy ra, cũng không được, đàn không được chơi thường xuyên thì sẽ xuống cấp, nếu không đến mức bị biến dạng vật lý thì tiếng đàn cũng sẽ kém đi rất nhiều.
Một thời gian không chơi đàn thì nên hạ dây xuống, không nên giữ nguyên tông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________