Ở đây chỉ để giúp bạn mới vào học đàn cổ nhạc có cái nhìn tổng quát ít hoang mang với các kiểu so dây, âm chuẩn...của từng thầy đờn, của từng vùng. Theo các thầy đờn là cứ học thuộc lòng một bản nào đó. Rồi lập đi lập lại nhiều lần, dần dần trở thành thói quen tự nhiên nếu thấy âm hơi khác thì bấm nặng nhẹ hơn đôi chút hoặc lên xuống một ngăn. Sau khi đàn vững rồi thì có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng, chỉ cần sửa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn rồi nhấn luyến, buông, chụp... tiếng đờn sẽ trở nên uyển chuyển mùi mẫn. Các bản về sau cứ theo đó mà đờn.
Cái lõm xuống của phím đờn giúp bạn nhấn mạnh nhẹ, đẩy dây lên xuống cũng ra âm ẻo lã khác nhau xa rồi. Nên dây 1 và 2 thường là thép tốt rất nhuyễn khoản 0,16 li, dân chuyên nghiệp thường không dùng dây inox.
Dây kép
(Nam)
|
HÒ
|
XỰ
|
XANG
|
XÊ
|
CỐNG
|
La
|
Si
|
Re
|
Mi
|
Fa#
|
|
Dây đào (Nữ)
|
HÒ
|
XỰ
|
XANG
|
XÊ
|
CỐNG
|
Mi
|
Fa#
|
La
|
Si
|
Do#
|
- Dây 2 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (E-mi = XÊ)
- Dây 3 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (B-si = XỰ)
- Dây 4 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (E-mi = XÊ)
- Dây 5 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (A-la = HÒ)
- Dây 6 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 5 (E-mi = XÊ)

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét