Học đàn Bến Tre: Gam tone thường dùng, dễ nhớ

Thực ra vấn đề tìm “gam” cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.
Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao giờ cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát.
Mọi người hay dùng từ gam, thực ra không chính xác mà phải dùng là hợp âm , cái việc “dò gam” chính là tìm các hợp âm để hòa thanh cho giai điệu.
- Chính xác thì gam là gì?
- Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trừơng hợp thăng giáng bất thường).
- Thế hợp âm là gì?
- Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt). Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 tiếp nối nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ(1)-(rê(2))-Mi(3), Mi(1)-Sol(3), từ Fa đến La là quãng 3)
Chú ý 1:Thường dùng nhất là hợp-âm-ba=> gồm 3 nốt
Chú ý 2: 3 nốt cách quãng 3=>3 nốt là 1_3_5
- Gam với hợp âm thì liên quan quan gì tới nhau?
- Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng.
- Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào?
- Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể.
VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau:
Đô-Mi-Son
Rê-Fa-La
Mi-Son-Si
Fa-La-Đô
La-Đô-Mi
Si-Rê-Fa
Để đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau
- Tên hợp âm là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C)
- Tính chất hợp âm trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các hợp âm của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây giờ lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé)
Khi đó, nếu hợp âm có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ.
VD:
Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là hợp âm Đô trưởng (kí hiệu C)
Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là hợp âm Son trưởng (G)
Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là hợp âm Mi thứ (Em)
La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am)
Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (hợp âm Si giảm, ít khi sd, tạm thời không quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 hợp âm trên, nghĩa là với 6 hợp âm (trừ hợp âm Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng.
Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ? Hì hì có ngay
Quy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3… hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác)
Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng hợp âm Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi).
Nếu chỉ có nốt thì có thể đệm bằng hợp âm Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê)
Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của hợp âm thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một hợp âm, hay có nốt không thuộc hợp âm thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau)
VD
1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng:
Làng tôi xanh …
Đồ—-Mi–Son– …
Quá rõ là phải đệm bằng hợp âm Đô trưởng © ở đoạn này
2/đoạn khác của bài Làng tôi
Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà …
|Đô—-Đô–|Là—-Là–|Si—-Si-Sòn| … (dấu | để chỉ ô nhịp)
|C———–|F———–|G————| …
3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ:
|Em ơi, H N |phố …
|Mi–Mi—-Là-Là-|Fá …
|Am—————-|Dm …
Ta thấy, ở VD 2, ô nhịp đầu chỉ có 1 nốt Đô, mà hợp âm F(Fa-La-Đô) cũng chứa nốt Đô Am(La-Đô-Mi) cũng thế, ở ô nhịp 2 thì Dm(D-F-A) hoặc Am(A-C-E) cũng đều chứa nốt A, ô nhịp thì có cả Em(E-G-B) cũng chứa cả G lân B. Vậy nên chọn hợp âm nào thì phù hợp?
Tiêu chuẩn chọn hợp âm :
- ưu tiên hợp âm chủ, gam C thì hợp âm C là hợp âm chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều hợp âm trưởng hơn và ngược lại.
- ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu,
ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách “Chình”
- chú ý số lượng nốt trong ô nhịp,
ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G.
- chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc!
Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các hợp âm trưởng là F,G; hợp âm trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng.
Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 hợp âm đều chứa nốt F, ở đây hợp âm thứ được ưu tiên.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay không, cách nào hay hơn thôi!
VD Em ơi HN phố
… mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy
… Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố
Cách1:
… —–Am——————|Em——————|Am
Cách2:
… —–F——————–|G——————–|F
Cách3:
… —–F——————–|Em——————-|F

Bạn thích cách nào nhất?
Chỉ một chút nữa thôi là bạn có thể soạn phần đệm riêng cho mình rồi. Đây là một số điều cơ bản khác.
- Gam tương quan là gì?
- Có thể bạn nghe đâu đó là gam La thứ và Đô trưởng là 2 gam tương quan với nhau. Thực ra rất đơn giản, 2 gam này đều có 7 nốt nhạc C,D,E,F,G,A; bản nhạc của chúng sử dụng cùng khóa biểu. [1]
- Có phải hệ thống 7 hợp âm của gam C cũng chính là 7 hợp âm của gam Am? Chính xác, một điều bất ngờ thú vị ! (Thực ra không phải như thế, nhưng tạm thời, cứ tạm coi là như thế)
- Vậy có thể nói 1 bài gam C cũng là bài gam Am được không?
- Dĩ nhiên là không. Bài nào trưởng thường tười vui, bài thứ thường u buồn. Bài Am thưởng kết bằng A, Đô trưởng kết bằng C. Hơn nữa bài dùng gam Đô Trưởng thi sử dụng hợp âm chủ C và những hợp âm trưởng (F,G) nhiều hơn và ngược lại. Dĩ nhiên có bài phức tạp có đoạn là C có đoạn là Am, có thể có cả đoạn chuyển hẳn sang gam khác.
- Một điều đặc biệt về các bài gam thứ: trong gam thứ thì có 3 hợp âm thứ (còn lại là 3 hợp âm trưởng và 1 hợp âm dim (giảm))
Ví dụ gam La thứ có Am, Dm và Em là hợp âm thứ (còn có C,F,G là hợp âm trưởng). Bài hát gam La thứ, thưởng có xu hướng sử dụng E (một chút nữa tôi sẽ nói đến E7) thay vì Em. Hãy chơi đàn thử, chuyển tử Em về Am, rồi từ E về Am, rõ ràng E có sức hút về Am mạnh hơn.
Ở đây Mi là nốt thứ 5 trong gam La thứ (chính xác hơn là âm giai La thứ) : Là-si-đô-rê-Mi, được gọi là nốt bậc 5 (dĩ nhiên D là nốt bậc 4, F là bậc 6 .v.v.) Hợp âm bậc 5 có sức hút rất mạnh về hợp âm bậc 1, nhất là hợp âm trưởng, mạnh hơn nữa có thể dùng hơp âm bảy (sẽ nói sau). Thưởng khi kết thúc bài bao giờ cũng là một hợp âm bậc 5, sau đó đưa về hợp âm chủ.
VD So sánh Em ơi HN phố, vẫn đoạn cũ
… mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy
… Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố
… —–F——————–|E——————–|F
… —–F——————–|Em——————-|F
- Từ đầu đến giờ toàn Đô trưởng với La thứ, chả nhẽ không còn gam nào khác à? Muốn tìm gam khác quá dễ, chỉ cần biết cấu tạo của gam:
Gam trưởng: 1-1-1/2-1-1-1-1/2 (đơn vị là 1 cung=2 phím trên guitar, nửa cung=1 phím)
VD:
Đô trưởng … C-D-E-F-G-A-B-C …
C-D,D-E,F-G,G-A,A-B cách nhau 1 cung (còn gọi là quãng 2 trưởng), còn E-F,B-C chỉ có 1/2 cung (q 2 thứ). Chơi đàn lên là biết ngay
Rê trưởng: D-E-F#-G-A-B-C#-D
D-E,E-F#,G-A,A-B,B-C# cách nhau 1 cung, còn E-F#,C#-D cách nhau 1/2 cung.
Gam thứ 1-1/2-1-1-1/2-1-1
VD:
La thứ A-B-C-D-E-F-G-A
A-B,C-D,D-E,F-G,G-A cách nhau 1 cung, B-C,E-F cách nhau 1/2 cung
Son thứ G-A-Bb-C-D-Eb-F-G
G-A,Bb-C,C-D,Eb-F,F-G cách nhau 1 cung, A-Bb,D-Eb cách nhau 1/2 cung
- Thế nào là hợp âm 7?
- Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-banốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là hợp âm 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sử dụng. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là hợp âm 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi.
VD:
H/â E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7
H/â Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7
H/â 7 có sức hút về hợp âm chủ rất mạnh, mạnh hơn h-â-ba trưởng bình thường, trước khi chuyển về hợp âm chủ thường hay ưu tiên sử dụng hợp âm 7 ở bậc 5 (VD G7->C, E7->Am, D7->G…)
Ngoài ra có thể thành lập hợp âm 6, hợp âm 9 VD C-E-G-D là C9 (nốt D là bậc 9 của C) Các hợp âm này mở rộng bảng màu hòa thanh ra … vô biên, tùy các bác muốn tô hươu vượn gì cũng được sất
Thay lời kết
Với những điều trên, bạn đã có để phối hòa thanh cho tất cả các bài mà bạn thích, nhưng để đạt trình độ xuất chúng đến mức vừa nghe hát vừa đệm theo được một bài mình chưa hề biết hòa thanh thì không thể ngày 1 ngày 2 mà là 1 quá trình dài, đòi hỏi bạn phải luyện tập, một đôi tai nhạy cảm âm nhạc sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai :
- Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D…; trương và thứ (không phải học thuộc!!)
- Ghép đôi những gam tương quan
- Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau:
C – F – G
| | | Bdim
Am – Dm – Em
Chú ý: chuyển tone thường dùng và dễ nhớ là 1_4_5 (C-1 D-2 E-3 F-4 G-5) ta chọn C - F - G , nếu 1 Trưởng thì trưởng hết nếu thứ thì thứ hết. Trưởng thứ là do dấu hóa ở đầu bản nhạc.)
 - Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa.
- Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng không có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng
- Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng …
- Dần dần, bạn sẽ quen với sự chuyển dịch của hòa âm, tiến tới có thể đệm theo một bài mà bạn chưa hề biết hòa âm, trong một vài giọng mà bạn đã thành thạo.

- Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt). Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 tiếp nối nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ(1)-(rê(2))-Mi(3), Mi(1)-Sol(3), từ Fa đến La là quãng 3)
Chú ý 1:Thường dùng nhất là hợp-âm-ba=> gồm 3 nốt
Chú ý 2: 3 nốt cách quãng 3=>3 nốt là 1_3_5

Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng hợp âm Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi).
Nếu chỉ có nốt thì có thể đệm bằng hợp âm Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê)

- Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-banốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là hợp âm 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sử dụng. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là hợp âm 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi.

C – F – G
| | | Bdim
Am – Dm – Em
Chú ý: chuyển tone thường dùng và dễ nhớ là 1_4_5 (C-1 D-2 E-3 F-4 G-5) ta chọn C - F - G , nếu 1 Trưởng thì trưởng hết nếu thứ thì thứ hết. Trưởng thứ là do dấu hóa ở đầu bản nhạc.)

Đàn Bến Tre: Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:

   Chú ý: Nốt trên cần đờn phím lõm dưới đây lấy theo dây mí (E=Xê) theo chuẩn của đàn tân nhạc (dây số 1 buông là mí E ) và chuẩn xề của nhạc cổ Xê=E với dây Kép Xê=E (Mi) - đào Xê=B (Si) không bỏ dây 6. Cách so dây dây này có người gọi là dây lai hiện rất được yêu chuộng.

   Ở đây chỉ để giúp bạn mới vào học đàn cổ nhạc có cái nhìn tổng quát ít hoang mang với các kiểu so dây, âm chuẩn...của từng thầy đờn, của từng vùng. Theo các thầy đờn là cứ học thuộc lòng một bản nào đó. Rồi lập đi lập lại nhiều lần, dần dần trở thành thói quen tự nhiên nếu thấy âm hơi khác thì bấm nặng nhẹ hơn đôi chút hoặc lên xuống một ngăn. Sau khi đàn vững rồi thì  có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng, chỉ cần sửa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn rồi nhấn luyến, buông, chụp... tiếng đờn sẽ trở nên uyển chuyển mùi mẫn. Các bản về sau cứ theo đó mà đờn.

  Cái lõm xuống của phím đờn giúp bạn nhấn mạnh nhẹ, đẩy dây lên xuống cũng ra âm ẻo lã khác nhau xa rồi. Nên dây 1 và 2 thường là thép tốt rất nhuyễn khoản 0,16 li, dân chuyên nghiệp thường không dùng dây inox.



  Dây "kép" (giọng nam) khác dây "đào" (giọng nữ): 
Dây kép (Nam)
XỰ
XANG
CỐNG
 
La
Si
Re
Mi
Fa#
Dây đào (Nữ)
XỰ
XANG
CỐNG
 
Mi
Fa#
La
Si
Do#
 
 C#Đào = Cống dây đào
Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, dây dùn quá thì note sẽ lạc.  
  • Dây 2 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (E-mi = XÊ)
  • Dây 3 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (B-si = XỰ)
  • Dây 4 bấm ngăn thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (E-mi = XÊ)
  • Dây 5 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (A-la = HÒ)
  • Dây 6 bấm ngăn thứ 5 sẽ cùng âm với dây 5 (E-mi = XÊ)
 
 
Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce).

Đàn Bến Tre: Thêm một cách so dây guitar phím lõm

 IV Kép Xê= D (Re) - đào Xê= A (La) lấy hết 6 dây

Học đàn cải lương như học 1 ngôn ngữ khác. Trước hết, cứ học thuộc lòng. Rồi lập đi lập lại nhiều lần & dần dần trở thành thói quen tự nhiên. Sau khi đàn vững rồi thì lúc này có thể sáng tạo cho mình cách đàn riêng - chỉ cần sa đổi 1 vài nốt trong 1 khuôn cũng thấy khác nhiều lắm .

Dụng cụ :

1 Cây đàn Guitar với ngăn đàn khoét lõm khoảng 1/4 vòng tròn.





Còn nếu muốn, quí vị có thể thử đàn trước khi khoét lõm coi thử mình thích hay không cũng đươc.
Khoét lõm thì đàn chính xác và mùi hơn.

Dây số , Cở & Cách lên dây đàn (Có mp3 ở đây để lên dây đàn nếu cần)
1 008 D-Rê-----------------------------------
2 008 A-La---------------5------------------- Nốt này = dây trên kế không bấm
3 014 D-Rề-----------------7----------------- Tương tự như trên
4 022 G-Sol----------------7----------------- .
5 030 D-Rệ---------------5------------------- .
6 042 A-Lạ---------------5------------------- .
Nên dùng những dây số trên đây nhưng không nhất định là những số này .

Ti sao cở dây số 2 = dây số 1, Vì dây số 2 nhấn nhiều. Cho nên cần dây mềm cho dể nhấn.
Nói chung, dây nào quí vị nhấn cm thấy cứng quá thì nên đổi dây nhỏ hơn. Hoặc mềm quá thì đổi dây lớn hơn.



 
CHÚ Ý
Cách lên dây này gọi là dây lai. Dây lai đang được xử dụng rộng rãi vì quí vị có thể đàn đưc nhiều tông (đào, kép, và kép cao) mà không cần phải lên dây kiểu khác.

1 Metronome để giữ nhịp cho đúng. Lúc đầu tập cho quen thuộc nốt nhạc rồi tập theo nhịp cũng đươc.

1 Guitar amplifier nếu xài đàn điện.

Mấy bản đàn dưới đây viết theo TAB có phân nhịp theo 16 nhịp con (1 nhịp con = 1 nhịp của tân nhạc) . Nhạc viết theo TAB vì nhìn TAB rất dể nhớ & ghi rỏ nốt nào trên cần đàn của cây guitar cho nên ai cũng có thể đọc & học được. Đàn thì rất dể chỉ cần luyện tập nhiều thì đàn sẽ nghe hay & mùi.


Sau đây là 1 vài điểm căn bản của 6 câu vọng cổ.

Cải lương có 5 nốt nhạc (ngũ cung - hò, xự, xang, xê, cống) và 1 nốt phụ nữa là nốt Oan . & 3 tông (dây) hay đàn nhất :
Đó là dây Đào (Rề), dây Kép (Sol), & dây kép cao (La) - cũng thường gọi dây Xề.

Thường thường dây đào cho người nữ hát, kép cho người nam. Nếu người nam & nữ hát chung thì người đàn có thể bắt đầu dây đào sang kép hoặc ngược lại.

Nốt của Dây Đào (Rề)

Hò : D Rề
Xự : F> Fa Nhấn F rồi giãm & giữ - Cao hơn F (natural) và thấp hơn F#.
Xang : G Sol - Rung
Xê : A La
Cống: Bb> Bấm Sib rồi Nhấn - Cao hơn B flat và thấp hơn B (natural). Cống cũng có thể B.
Oan : C - Rung


Nốt của Dây Kép (Sol)

Hò : G Sol
Xự : B> Si Nhấn A# rồi giãm & giữ - Cao hơn A# và thấp hơn B.
Xang : C Dô - Rung
Xê : D Rê
Cống: D#> Bấm D# rồi Nhấn - Cao hơn D# flat và thấp hơn E. Cống cũng có thể E.
Oan : A# - Rung

Dây Kép cao (La) thì tăng lên 2 ngăn từ dây Kép (Sol). Dây này thường gọi dây Xề.

Nhạc viết theo Tab. Cho nên ai cũng có thể học đàn được.

Ký Hiệu:

n : Nhấn (thường nhấn nhẹ tùy hứng có thể tới 2 ngăn)
n(m): Nhấn đến ngăn m
g(m): Giãm xuống ngăn m
~ : Rung
h : Hammer on - đàn & giữ nốt thấp rồi bấm nốt cao.
p : Pull off - Đàn nốt cao nhã ra đồng thời bấm nốt thấp.
^ : Đàn xong rồi làm tắc tiếng liền. Như âm tích.
-> : Đàn nốt đầu kéo đến nốt sau
b : Búng

D--------0-------------------------- Dây Cao Nhất - đàn dây này không bấm
A---------------7------------------- Đàn ngăn 7 cua dây này
D----3n----------------------------- Đàn ngăn 3 theo ký hiệu trên
G-----------------------------------
D-----------------------------------
A----------------------------------- Dây Thấp Nhất (Dây này hầu hết không đàn cho nên tôi dùng dây này để ghi nhịp)

Nốt trên cần đàn

Gọi dây 1 là dây cao nhất.

Như vậy dây 1,3,5 nốt giống nhau

Công Thức: HÒ qua XỰ cách 2 ngăn, XỰ qua XANG cách 1 ngăn, XANG qua XÊ cách 1 ngăn, XÊ qua CỐNG cách 1 ngăn hoặc ngăn kế tiếp có nhấn, XÊ qua oan cách 2 ngăn, Oan qua HÒ cách 1 ngăn & cứ như thế đi mãi cho đến hết cần đàn. Và 1 vài nốt XỰ (XỰ thăng) đặc biệt như dưới đây.

Dây 1=RE (ký âm của tân nhạc=D), 2=LA (A), 3=RE (D), 4=SOL (G), 5=RE (D), 6=LA (A)
Hò của dây đào là nốt RE, Hò của dây kép là nốt SOL, Hò của dây kép cao là LA.

Dựa theo công thức trên bạn có thế biết hết tất cã nốt trên cần đàn.
Nốt trên cần đàn cho hơi Nam (hơi Bắc & Quãng thì khác):

Nốt Dây đào
Về dây số 2: CỐNG ở ngăn 1 có nhấn & XỰ ở ngăn 9 thường dùng
D-|---------------------------------------------------------------------------
A-|-0(xê)-1(cống)-3(oan)-5(hò)8(xự)-xự(9)-10(xang)-12(xê)-14(cống)-15(oan)-...
D-|-0(hò)-3(xự)-5(xang)-7(xê)-9(cống)-10(oan)-12(hò)-15(xự)-17(xang)-....-----
G-|-0(xang)-2(xê)-3(cống)-5(oan)-7(hò)-10(xự)-12(xang)-....-------------------
D-|---------------------------------------------------------------------------
A-|---------------------------------------------------------------------------

Nốt Dây Kép (Sol)
Về dây sô 2 : XỰ ở ngăn 2 thường dùng

D-|-0(xê)-2(cống)-3(oan)-5(hò)-8(xự)-10(xang)-12(xang)-....-------------------
A-|-2(xự)-3(xang)-5(xê)-7(cống)-8(oan)-10(hò)-....----------------------------
D-|---------------------------------------------------------------------------
G-|-0(hò)-3(xự)-5(xang)-7(xê)-9(cống)-10(oan)-12(hò)-....---------------------
D-|---------------------------------------------------------------------------
A-|---------------------------------------------------------------------------

Nốt Dây Kép cao (La)
Về dây số 2: XỰ ở ngăn 4 thường dùng

D-|-0(xang)-2(xê)-4(cống)-5(oan)-7(hò)-10(xự)-12(xang)-....-------------------
A-|-0(hò)-3(xự)-4(xự)---5(xang)-7(xê)--9(cống)-10(oan)-12(hò)....-------------
D-|---------------------------------------------------------------------------
G-|-0(oan)-2(hò)-5(xự)-7(xang)-9(xê)-11(cống)-12(oan)-...---------------------
D-|---------------------------------------------------------------------------
A-|---------------------------------------------------------------------------

Tương tự như trên, công thức theo ký âm của tân nhạc : C=Dô, D=Rê, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B=Si (có 7 nốt)
Tất cả cách nhau 1 ngăn ngoại trừ E qua F là ngăn kế tiếp. B qua C trở lại nốt đầu cũng là ngăn kế tiếp.
Và cũng tương tự như trên quí vị cũng có thể biết hết nốt trên cần đàn. Phần này để quí vị tự làm lấy.

Vọng cổ có 6 câu. 1 câu có 8 khuôn. 1 khuôn có 4 nhịp. 1 nhịp có 4 nhịp con ( 1 nhịp con = 1 nhịp của tân nhạc). Tức là 1 khuôn có 16 nhịp con. Bản đàn sẽ được phân theo 16 nhịp con của mổi khuôn cho dể đàn. Tức là 1 câu có 32 nhịp hoặc 128 nhịp con. Khuôn thì có khuôn Hò, Xang, Xê, Xề, Cống.

6 Câu viết theo khuôn:
Khuôn nào có chữ SL là gỏ song lang ở cuối nhịp.
Câu 1 : Hò, Xê-SL, Xang, Cống-SL. Có 4 khuôn vì Câu 1 bắt đấu từ khuôn 5 để vô vọng cổ.
Câu 2 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Xang-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 2 (Nguyên câu) : Xề, Xang, Xang, Hò, Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang (thường về Xê để dứt Xang), Xang-SL
Câu 3 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Hò-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 3 (Nguyên câu) : Xề, Xang, Xang, Xê, Xang, Cống-SL, Xê, Hò-SL
Câu 4 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê, Hò-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ.
Câu 4 (Nguyên câu) : Hò, Xề, Xề, Xê, Xang, Cống-SL, Xang hoac Xê, Hò-SL
Câu 5 (Vô vọng cổ) : Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang, Xề-SL. Có 4 khuôn vì mất 4 khuôn để vô vọng cổ
Câu 5 (Nguyên câu) : Xề, Hò, Hò, Hò, Hò, Xê-SL, Xê hoặc Xang, Xề-SL
Câu 6 : Xề, Xê, Xang, Cống, Xê, Xề-SL, Xê, Hò-SL

Người hát vọng cổ bắt đầu câu nào thì câu đó phải vô nốt hò nhịp 16.
Thường có thể vô câu 1, 2, 3, 4, hoặc câu 5.
Còn người đàn thì phải biết đàn nhiều cách cho 1 khuôn hoặc câu để làm phong phú cho bài đàn của mình. Cho nên tôi sẽ bỏ lên đây nhiều cách đàn khác nhau trong cùng 1 khuôn hoặc câu . Biết càng nhiều càng tốt. Điều quan trọng là: để chuyển từ khuôn này qua khuôn kia dể dàng.

Và lý do tôi bỏ lên nhiều bài bản 6 câu vọng cổ là để các bạn hiểu biết về sự biến hóa và sự phong phú của nó - đó là 1 nghệ thuât. Và vì bản vọng cổ được xử dụng nhiều & là bản chính của tân cổ cho nên tôi muốn các bạn biết rành 6 câu trước . Còn các bài bản nhỏ thì quá nhiều từ từ từng bài mình sẽ học sau.


Về Phím đàn :

Cũng rất quan trọng trong lúc chọn loại phím hoặc cách cầm phím. Vì cả hai điều này sẽ tạo điều kiện cho mình đàn nhanh được .
1. Nên chọn lọai phím mỏng:.46mm hoặc Fender Thin. Mổi người khác nhau 1 ít.
2. Cách cầm phím : Co ngón trỏ thành hình chữ U, đặc phím lên trên hông đốt ngoài của ngón trỏ & kẹp lại bởi lòng đốt ngoài của ngón cái. Cách cầm này giống như cách cầm để chơi nhạc rock. Lúc ban đầu cầm không quen có vẽ khó cầm. Nhưng ráng tập như vậy để sau này không bị trở ngại. Thường Thường, lúc ban đầu nhiều người hay cầm phím dùng lòng ngón tay trỏ & lòng ngón tay cái để kẹp lại. Cách này thấy dể cầm nhưng đàn nhanh không kịp . Dưới đây là hình cầm phím đúng & không đúng.

Nhưng không có gì tuyệt đối vẩn có trường hợp ngoại lệ . Nếu quý vị thấy cách này không hợp với mình thì nên đổi cách khác cho phù hợp .

Bấm Nốt :

Nên xử dụng cả 4 ngón để bấm nốt - ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẩn, & ngón út.

Điều quan trọng nhất là luyện tập cho nhiều & nhất quyết không nản lòng.
 

Đàn Bến Tre: Nhịp, Phách



SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)
*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:

Đàn Bến Tre: Thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc


1.1. Cao độ: là độ cao thấp của âm (phụ thuộc vào tần số cao hay thấp của âm).Ví dụ: gảy lần lượt từ dây 1 đến dây 6 của đàn ghi-ta sẽ nghe thấy âm kêu thấp (trầm) dần. Trên cùng 1 dây đàn ghi-ta, từ dây buông đến các âm khi bấm trên các phím 1, 2, 3 ... về phía thân đàn là các âm có cao độ cao dần.
1.2. Trường độ: độ ngân dài hay ngắn (thời gian ngân) của 1 âm.Ví dụ: 1 âm ngân được 4 giây có trường độ dài hơn âm ngân được 2 giây. Đơn vị đo trường độ của một âm gọi là phách. Phách có thể là việc đập, gõ đều từng tiếng hoặc đếm đều 1-2-3-4... . Là một đơn vị đo thời gian nên các phách phải được đập, gõ hoặc đếm đều (như tiếng giây "tíc - tắc" của đồng hồ)..Điểm khác biệt với đơn vị thời gian của đồng hồ là phách có thể nhanh hoặc chậm tuỳ từng trường hợp khác nhau nhưng luôn phải đều từ đầu đến cuối bản nhạc trừ những chỗ thay đổi theo những chỉ dẫn cụ thể trên bản nhạc. Tốc độ phách gọi là nhịp độ hoặc gọi tắt là nhịp như người ta hay nói: bản nhạc này có nhịp độ hay nhịp nhanh hoặc chậm ...
 
1.3. Cường độ: độ mạnh nhẹ (to nhỏ) của âm.

1.4. Âm sắc: màu sắc,sắc thái của âm: tối - sáng, êm -đanh, mảnh - dày v.v.. Với giọng người thì âm sắc là chất giọng, nó giúp ta phân biệt được giọng mỗi người khi nghe mà không cần nhìn mặt. Các nhạc cụ khác nhau sẽ kêu khác nhau khi cùng đàn 1 âm. Gảy 1 dây trên đàn ghi-ta ở vị trí sát ngựa hay trên lỗ thoát âm ta sẽ nhận thấy 2 âm kêu khác nhau.

1.5. Phương pháp ghi âm bằng nốt là một hệ thống gồm:
- Các nốt là các hình tròn (hoặc ô van) rỗng hoặc đặc, có thể gắn thêm các vạch thẳng đứng mà trên đó có thể có các "râu" bằng nét đơn hoặc đôi, ba để thể hiện các trường độ khác nhau.
- Khuông nhạc gồm 5 dòng kể ngang cách đều.Khoảng giữa các dòng gọi là khe.Các nốt được đặt liên tiếp từ dòng đến khe - dòng ..., càng ở vị trí cao thì cao độ càng cao và ngược lại. Trên khuông nhạc có các vạch đứng gọi là vạch nhịp. Khoảng giữa 2 vạch nhịp liên tiếp gọi là 1 ô nhịp (đôi khi người ta gọi tắt là 1 nhịp). Vạch nhịp có thể là vạch đôi để phân định các đoạn nhạc trong một bản nhạc. Vạch đôi 1 mảnh 1 đậm ở cuối bản nhạc là dấu kết thúc của bản nhạc. Số ghi ở trên hoặc dưới các khoá ở mỗi đầu dòng nhạc là số thứ tự của ô nhịp đầu tiên trên dòng nhạc đó tính từ ô nhịp đầu tiên của toàn bản nhạc.
powered_by
- Các bậc âm cơ bản: gồm có Đô - Rê - Mi - Pha - Xon - La - Xi . Các bậc âm cơ bản xác định thứ tự về cao độ của các âm. Đọc xuôi ta có các nốt cao dần liên tiếp và ngược lại. Như vậy chỉ cần biết 1 nốt là ta có thể đọc được tất cả các nốt còn lại.Ví dụ: nếu nốt nằm ở trên dòng thứ 2 từ dưới lên là nốt xon thì nốt nằm trên khe thứ nhất là pha, nốt trên khe thứ 2 là la. Như vậy ta phải xác định định được nốt đầu tiên.
- Khoá nhạc đặt ở đầu khuông nhạc xác định cho ta nốt đầu tiên. Có nhiều loại khoá, mỗi loại khoá sẽ cho ta biết vị trí của nốt mang tên khoá đó. Trong nhạc ghi-ta chỉ sử dụng duy nhất khoá xon. Khoá xon xác định cho ta vị trí trên dòng thứ 2 từ dưới lên là nốt xon. Như vậy nốt nằm trên khe đầu tiên (dưới nốt xon) là nốt pha, nốt nằm trên khe thứ 2 (trên nốt xon) là nốt la. Tương tự như vậy ta có thể xác định được tên của tất cả các nốt trên khuông nhạc với khoá Xon.
guitar
g
Các bậc âm cơ bản còn được gọi bằng các chữ cái la-tinh: A-B- C - D -E -F - G lần lượt là la- xi-đô-rê-mi-pha-xon. H cũng dùng để chỉ nốt xi.
Chú ý: hệ thống các nốt nhạc cho đàn guitar có cao độ thấp hơn hơn các nhạc cụ khác và thanh nhạc một Quãng tám. Có nghĩa là: người chơi guitar thực hiện nốt Xon   g bằng cách gảy dây 3 buông thì ca sỹ và các nhạc cụ khác khi thực hiện nốt Xon đó sẽ tạo ra âm thanh có cao độ cao hơn 1 Quãng tám, tương đương với nốt Xon trên dây 1 g

- Trường độ của các nốt được thể hiện như sau:
Nốt có trường độ dài nhất là nốt tròn  g . Nốt trắng  g có trường độ bằng ½ nốt tròn. Nốt đen g gcó trường độ bằng ½ nốt trắng

Lưu ý: các vạch đứng quay lên hay quay xuống đều như nhau trong những bài tập ở giai đoạn đầu. Sự khác biệt chỉ bắt đầu từ bài "Nhạc 2 bè" trở đi.
Móc đơn  g có trường độ bằng ½ nốt đen. Móc kép g có trường độ bằng ½ móc đơn.
Móc tam (vạch ngang hặc râu bằng 3 nét ) bằng ½ móc kép v.v...
Có nghĩa là: nếu nốt tròn ngân trong 4 phách thì nốt trắng chỉ ngân trong 2 phách, đen -1 phách, móc đơn - ½ phách .... Nói một cách khác là trong khoảng thời gian 1 nốt tròn ngân thì ta có thể đàn được 2 nốt trắng, 4 nốt đen, 8 móc đơn...
Dấu chấm ở ngay bên phải một nốt q. gọi là chấm dôi. Dấu chấm dôi làm tăng thêm 1/2 trường độ nốt đó. Ví dụ: nốt trắng chấm dôi sẽ bằng 3 nốt đen. Nếu 2 chấm liền nhau .. làm tăng thêm 1/2 +1/4 trường độ nốt đó.
- Tiết tấu: là sự kết hợp của các trường độ khác nhau theo một trình tự nhất định có thể lặp đi lặp lại trong một bản nhạc.

- Tiết nhịp: là con số có dạng như phân số X/Y ở đầu khuông nhạc và thường gọi tắt là "nhịp x y", ví dụ: nhịp 2 4, 4 4 có nghĩa là 2/4, 4/4.Trong đó X là số phách trong một ô nhịp. Có nghĩa trong các ô nhịp của một bản nhạc chỉ có số lượng phách nhất định. Phách được đếm hoặc đập đều đặn trong mỗi ô nhịp và liên tục từ ô nhịp đầu tiên đến các ô nhịp tiếp theo và đến hết bản nhạc. Y cho ta biết trường độ 1 phách tính bằng 1/Y so với nốt tròn. Ví dụ: bài có tiết nhịp 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có trường độ bằng ¼ nốt tròn tương đương với nốt đen; tiết nhịp 6/8 có nghĩa là mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có trường độ bằng 1/8 nốt tròn tương đương với nốt móc đơn. Nói cách khác: với tiết nhịp 2/4 đơn vị của phách là nốt đen, mỗi nốt đen ngân 1 phách, đương nhiên nốt tròn ngân 2 phách, móc đơn - ½ phách, tức là mỗi phách ta đàn được 2 móc đơn.
Để đàn một bản nhạc, đầu tiên ta phải xác định vị trí tương quan giữa các phách và các nốt. Sau đó ta đàn các nốt theo vị trí tương ứng của nó với các phách và để nó ngân theo trường độ của các nốt đó.
Chú ý: nhịp 4/4 còn được viết tắt là c và nhịp 2/2 viết tắt là C .
- Nhịp độ: được thể hiện như sau: q = 100 ở đầu dòng đầu tiên của bản nhạc. Có nghĩa là trong 1 phút đàn được 100 nốt đen. Nói cách khác là tốc độ phách là 100 phách/phút.Với nhịp chia 8 thì người ta sẽ viết là e=100 v.v...
- Trong khi tập các bài tập làm quen tay phải bạn nên dành thời gian tập đọc bản nhạc với các Bài tập làm quen với các trường độ khác nhau thì việc tập trên đàn sẽ thuận lợi hơn. Các bài tập này chỉ có 6 nốt được lặp đi lặp lại. Nếu chưa nhớ ngay tên các nốt thì bạn hãy ghi tên các nốt bên cạnh nốt đầu tiên để dễ nhớ hơn. Còn gõ bằng ngón tay thì bạn hãy sử dụng 2 ngón I và m gõ lên mặt bàn hoặc gảy lên một dây đàn  tưởng tượng trên mặt bàn.



Học đàn Bến Tre: So dây đờn guitar cổ nhạc

Nhìn chung cách so dây của đờn guitar phím lõm thì giống nhau còn âm chuẩn cho đàn ta thì chưa thống nhất theo các thầy đờn, theo từng vùng, nghĩa là từng chỗ khi xuống âm "xề" hơi khác nhau; tùy sự lựa chọn của các bạn. Bạn cũng có thể lên dây như đờn tân nhạc lấy tương đương theo ngũ âm mà đàn, nếu phím không lõm thì không nhấn vuốt ẹo... ẹo được nên không mùi.

I  Xê=G (Sol) bỏ dây 6




 Trên cây đàn guitar có 6 (sáu) dây từ nhỏ cho đến lớn. Trước tiên bạn khảy trơn không bấm phím. Lấy dây số ba làm chuẩn cho một giọng đàn. Âm thanh trung bình của chữ nhạc là ( Xê ).  

Ký âm dây số 3.-  0/3 . Số zero là khảy không bấm, số 3, là dây đàn số ba đếm từ dây số một đi lên.
(Bạn có thể so sánh cùng nốt tân nhạc là dấu (Sol ).
Tiếp theo bạn khảy dây số một là chữ ( Liu ). 

 Ký âm dây số 1.-  0/1. Số zero là khảy không bấm, số 1, là dây đàn khởi đầu trên cần đàn.
Bạn khảy dây số ba và dây số một sẽ cho ra đồng âm là chữ ( Xề , Liu ). Kế đến bạn khảy dây số bốn chữ nhạc là ( Xàng ). 

  
Ký âm dây số 4.-  0/4. Số zero là khảy không bấm, số 4, là dây đàn số bốn đếm từ dây số một đi lên.
Sau đó bạn khảy hai dây số bốn và dây số ba sẽ cho ra chữ nhạc là ( Xàng , Xê ). Tiếp theo bạn khảy dây số hai chữ nhạc là ( Cồng ). Ký âm dây số 2.-  0/2. Số zero là khảy không bấm, số 2, là dây đàn số hai đếm từ số một đi lên.
Bạn khải dây số ba và dây số hai liền nhau bạn sẽ có âm thanh chữ nhạc là ( Xề , Công). Kế đến bạn khảy dây số năm chữ nhạc là ( Xừ ).
 

Ký âm dây số 5.-  0/5. Số zero là khảy không bấm, số 5, là dây đàn số năm đếm từ dây số một đi lên. Bạn khảy dây số năm và dây số ba thì chữ nhạc sẽ là ( Xừ , Xê ). Sau cùng bạn khảy dây số sáu chữ nhạc là (Hò).
 

Ký âm dây số 6.- 0/6. Số zero là khảy không bấm, số 6, là dây đàn đếm từ số một đi lên. Bạn tiếp tục khảy dây số sáu và dây số năm liền nhau bạn sẽ có chữ nhạc đồng âm là ( Hò , Xừ ).
 

Xin chú ý: Sở dĩ chữ nhạc có đôi khi thay đổi dấu sắc hay huyền, là vì chữ nhạc cổ điển thuộc âm lỡ, cho nên khi hai đồng âm cùng đươc khảy lên một lươt thì âm thanh đan bện với nhau,  bạn sẽ nghe ra thành chữ nhạc lỡ. Âm thanh nguyên thủy là (Hò Xừ Xàng Xê Cồng Liu) khi âm đơn được khảy lên. Hai đồng âm của dây số ba và số một. Nếu một âm thanh đứng riêng thì nghe ra là (xê) hay (liu) Nhưng nếu hai âm cùng phát ra một lúc bạn sẽ có hai chữ nhạc âm thanh là (xề liu). Bởi đó là âm thanh đan bện tạo thành. Âm thanh dây số ba không còn là ( xê ) nữa mà trở thành  (xề).
 

Các bạn cần lưu ý: Có đôi khi cây đàn của các bạn sẽ không theo ý muốn sau khi lấy dây đàn. Trong lúc hơp âm sẽ bị sai âm, các bạn phải điều chỉnh lệch đi một chút, là lên hay xuống của từng dây đàn. Đây là một điều mà tất cả các bạn mới nhập môn học nhạc cổ điển rất dễ bị mắc phải khi thẩm định âm thanh. Sau khi bạn đã lên dây đàn đúng theo sự hướng dẫn, mời bạn kiểm soát lại một lần, bằng cách bạn khảy từ dây sáu cho đến dây một thì chữ nhạc sẽ là ( Hò , Xừ , Xàng , Xê , Cồng , Liu ). Và cũng có thể bạn sẽ nghe một âm thanh lờ-lợ của chữ nhạc là ( Hò , Xư , Xang , Xề , Cồng , Líu ). Đó là tiếng nhạc mà bạn khảy hợp âm cùng một lược.
Sau đây là ký âm kết hơp của từng cung bật trên nốt bấm nơi cần đàn:  


Ký âm dây số 3.  0/3. 0/1. Chữ nhạc là (Xề, Liu) .
Hợp âm  5/3 và 5/1  âm thanh sẽ cao lên thành chữ nhạc ( Hò, Líu) 


 Ký âm dây số 5.  0/5. 0/3. Chữ nhạc là (Xừ, Xê) .
Hợp âm 5/3 và 5/5 âm thanh sẽ cao lên thành chữ nhạc (Xừ, Xê) đồng âm.  


Ký âm dây số 3.  0/3. 0/2. Chữ nhạc là (Xề, Công).
Hợp âm  5/2 và 0/3  âm thanh sẽ là (Xề, Liu) đồng âm.  


Ký âm dây số 4. 0/4. 0/3. Chữ nhạc (Xàng, Xê).
Hợp âm  5/3 và 0/4  âm thanh sẽ là (Hò, Xê hay Xang) đồng âm.  


Ký âm dây số 2. 0/2. 0/1. Chữ nhạc là (Cồng, Liu).
Hợp âm 5/2 và 0/1  âm thanh sẽ là (Liu, Liu) đồng âm. 0/3 và 5/2 cũng đồng âm, nhưng cao lên thành chữ nhạc là (Xề, Liu).  


KÝ âm số 6. 0/6. 0/5. Chữ nhạc là (Hò, Xư).
Hợp âm 5/6 và 0/5 âm thanh sẽ là (Xư, Xư) đồng âm.  


Ký âm dây 5. 0/5. 0/4. Chữ nhạc là (Xừ, Xang).
Hợp âm 5/5 và 0/4 âm thanh sẽ là (Xang, Xang) và cũng có thể là (Xư, Xang) và cũng đồng âm, nhưng thấp một chút.
Như đã nói vì âm lỡ cho nên chữ nhạc đôi khi lợ đi đôi chút. Điều quang trọng là khi hợp âm thì chúng ta sẽ có âm thanh đan bện, nên âm thanh sẽ lên xuống. Tiết tấu có được êm ái nhẹ nhàng hay không là do sự tập luyện, cũng như tâm tư người chơi âm nhạc, và lúc ấy sẽ do chất liệu âm thanh phát ra gởi đến người nghe.
 

Kiểm tra lần cuối : bạn khảy dây hai và dây một thì tiếng nhạc phát ra là  (Cồng Liu ).Tiếp theo dây bốn và dây số ba thì tiếng nhạc phát ra là ( Xàng Xê ). Kế tiếp khảy dây năm và dây bốn bạn sẽ nghe tiếng nhạc là ( Xừ Xàng ). Và sau cùng là dây số sáu và dây số năm tiếng nhạc phát ra là ( Hò Xư. Tại sao có sự khác âm là bởi vì khi một âm chiếc thì nghe ( Xừ  ) Còn như khảy hai dây thì sẽ là ( Hò , Xư ). Đơn cử cho bạn thấy là sự kết hợp của dây sáu và dây năm tiếng nhạc là ( Hò , Xư ).
 

Xin chú ý: đàn cổ nhạc là một loại âm thanh đan bện với nhau, nên có đôi khi bạn sẽ nghe lai âm của chữ nhạc. Bởi vì chữ đàn cổ nhạc thuộc về âm lỡ, cho nên khi bạn đã lấy đúng dây theo chữ nhạc,nhưng đôi khi bạn nghe ra một âm hơi khác, có như thế tiếng nhạc mới du dương réo rắc, và đàn cổ nhạc không thể khảy một lúc hợp âm như tân nhac, mà kết hợp đơn âm đan bện thành chữ nhạc khi trầm khi bổng. 
 

II  Kép Xê=D (Rê) - đào Xê= A (La) bỏ dây 6

 
Thường thường dây đào cho người nữ hát, kép cho người nam. Nếu người nam & nữ hát chung thì người đàn có thể bắt đầu dây đào sang kép hoặc ngược lại.

Nốt của Dây Đào (Rề)

Hò : D Rề
Xự : F> Fa Nhấn F rồi giãm & giữ - Cao hơn F (natural) và thấp hơn F#.
Xang : G Sol - Rung
Xê : A La
Cống: Bb> Bấm Sib rồi Nhấn - Cao hơn B flat và thấp hơn B (natural). Cống cũng có thể B.
Oan : C - Rung


Nốt của Dây Kép (Sol)

Hò : G Sol
Xự : B> Si Nhấn A# rồi giãm & giữ - Cao hơn A# và thấp hơn B.
Xang : C Dô - Rung
Xê : D Rê
Cống: D#> Bấm D# rồi Nhấn - Cao hơn D# flat và thấp hơn E. Cống cũng có thể E.
Oan : A# - Rung

Dây Kép cao (La) thì tăng lên 2 ngăn từ dây Kép (Sol). Dây này thường gọi dây Xề.


 
III Kép Xê=E (Mi) - đào Xê=B (Si) bỏ dây 6
Cách so giây đàn: bắt đầu nên so giây dưới diapason 1 bán âm (demi-ton). Vì căng quá thì khó nhấn, dây vùng quá thì note sẽ lạc. 
  • Dây 2 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 1 (mi = XÊ)
  • Dây 3 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 2 (si = XỰ)
  • Dây 4 bấm bậc thứ 7 sẽ cùng âm với dây 3 (mi = XÊ)
  • Dây 5 bấm bậc thứ 5 sẽ cùng âm với dây 4 (la = HÒ)


 
  Dây 1, 3, 5 khi buông đồng âm (Mi =XÊ) cách nhau bằng octaves.
  
Notes nhạc vọng cổ so với nhạc Tây phương:
  Dây "kép" (giọng nam) khác dây "đào" (giọng nữ): 
Dây kép (Nam)
XỰ
XANG
CỐNG
 
La
Si
Re
Mi
Fa#
Dây đào (Nữ)
XỰ
XANG
CỐNG
 
Mi
Fa#
La
Si
Do#
 
Ðặc điểm: Âm trình giữa HÒ-XỰ (Mi-Fa#) và XÊ-CỐNG (Si-Do#) là 1 "âm" (ton) khác với âm nhạc Tây phương là 1 "bán âm" (demi-ton). Âm giai này gọi là "ngũ cung", không có "demi-ton" và cũng không có "tam trình" (tierce)

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________