Đàn Bến Tre: Cách bảo quản đàn Guitar

Đối với những người yêu và mê guitar thì guitar không chỉ là nhạc cụ mà nó còn như 1 người bạn, 1 người yêu, có nhiều người cũng bỏ ra khoản tiền khá lớn để mua cây đàn tốt, do đó không những chơi giỏi đàn mà các bạn cũng cần biết cách bảo quản đàn sao cho đúng để giữ gìn đàn được lâu cả về hình thức và chất lượng âm thanh. Bài viết sau sẽ cung cấp một số kinh nghiệm để bạn có thể bảo dưỡng cây đàn của mình:

1.     Điều kiện khí hậu: Những đàn guitar tốt đều được làm bằng gỗ nguyên tấm (Solid), gỗ lại rất dễ có những biến đổi vật lý khi khí hậu thay đổi, nhất là về nhiệt độ và độ ẩm. Đối với đàn guitar, độ ẩm thích hợp dao động quanh khoảng 60% (tuy nhiên cần lưu ý tới khí hậu nơi sinh ra nó). 

Với những vùng có độ ẩm cao, nên để vào trong hộp đàn những gói hút ẩm, hoặc để đàn trong phòng có độ ẩm thích hợp (có điều hòa). Những cây guitar nào bị rơi vào điều kiện ẩm hơn bình thường, nó sẽ biến dạng(cong cần nhẹ…), nhưng khi đưa nó về điều kiện tốt nó sẽ trở lại bình thường. Còn những cây nào bị rơi vào điều kiện quá ẩm, những biến dạng nặng nề(cong cần nặng…) sẽ không thể hồi phục được nữa.
Với những vùng khô (như châu Âu, Mỹ), phải thiết kế thêm mấy cái máy phun nước tăng độ ẩm ở chỗ để đàn. Một điều cần chú ý, nên mua một cái máy đo độ ẩm.
Nhiệt độ cao quá cũng không tốt cho đàn, ở nhiệt độ khoảng 50 độ C, chất keo dính ở đàn bắt đầu bị chảy, do đó ko nên để đàn ở những nới quá nóng như gần bếp lửa, lò sưởi, hay để ngoài trời.
2.     Thay dây: Nên thay từng dây một, tránh tháo hết dây ra rồi mới lắp cả vào. Tuyệt đối cấm kị việc cắt dây đàn, vì mặt đàn sẽ bị thay đổi lực quá đột ngột. Chú ý lúc thay dây không làm xước mặt đàn. 

Đàn khi dùng thường xuyên thì tầm 1 tháng là nên thay dây 1 lần để đảm bảo độ chuẩn về chất lượng âm thanh, dây đàn quá cũ hoặc xuống cấp rất ảnh hưởng tới âm thanh và thường gây tiếng rè rè khó chịu,
3.     Lớp sơn đàn (Gloss đánh bóng): Gloss đánh bong đàn rất đẹp, và có lợi cho âm thanh thoát ra nhưng có nhược điểm là rất yếu và dễ xước. Chỉ cần một vật cứng nhỏ cũng có thể làm hỏng lớp gloss này. Cần chú ý là vào những hôm trời nóng, lớp vecni sẽ rất giòn và dễ vỡ. Chúng ta cũng có thể thường xuyên lau mặt đàn bằng dầu chuyên dụng để bảo vệ mặt đàn và luôn giữ cho mặt đàn được bóng.
4.     Bảo dưỡng cần và phím đàn: 1 năm nên lau cần phím đàn từ 2 hoặc 3 lần (dùng dầu chuyên dụng, hoặc không có điều kiện thì giỏ vài giọt nước lau). Có thể tận dụng những lúc thay dây để lau qua, nhưng nhớ không được tháo hết 6 dây ra lau.
5.     Về vấn đề tay phải và trái khi đánh đàn: Tay phải nên tránh chạm vào mặt đàn, nếu kĩ thuật dùng đến thì nên dán một lớp bảo vệ. Tay trái không được để móng vì chỉ cần để một chút móng, lâu ngày cần phím sẽ bị xước, ảnh hưởng nặng nề đến cảm giác tay trái.
6.     Các vấn đề quan trọng khác: Khi chơi đàn xong thì phải cất vào hộp ngay, không nên để ngoài. Có những người xót đàn không bao giờ dám lấy ra, cũng không được, đàn không được chơi thường xuyên thì sẽ xuống cấp, nếu không đến mức bị biến dạng vật lý thì tiếng đàn cũng sẽ kém đi rất nhiều.
Một thời gian không chơi đàn thì nên hạ dây xuống, không nên giữ nguyên tông

Đàn Bến Tre: Cách kiểm tra cần đàn cong và cách sửa

Đàn guitar thường bị lỗi do ảnh hưởng của môi trường hoặc do những tác động bên ngoài, miền Tây mình không khí thường  ẩm, lúc mưa dầm khi nắng gắt rất dể bị lỗi cong cần.

Cách 1: Dùng mắt thường.
Cần đàn sang trái hay sang phải đều là cong, sang trái là tross rod quá lỏng, sang phải là chặt
Action cao: đàn cong thì dây bị cao (action) thường cao, dây cứng khó đánh ( đừng tin lời khuyên mài bớt ngựa, mài ngựa là một chuyện nhưng chủ yếu là do cần bị cong )
Cách 2: Dùng thước ( cách hay nhất )
Đôi khi bạn nhìn bằng mắt thường thì nó thẳng nhưng khi có cây thước bảng thợ may, để chiếc thước 50 cm lên chính giữa cần đàn thì bạn sẽ thấy giữa cần đàn và phím đàn có khoảng cách, đặc biệt nhận thấy rõ ở phím 6. Đó là dấu hiệu cần bị cong.
Có nhiều trường hợp cần cong là: võng (relief) , cong lên, ển (backbow) ,   xoắn/vênh (overbowed, underbowed, adjusted). Hình dưới đây minh họa  cho các trường hợp:
    




Có một cách nữa kiểm tra là ấn chặt phím 1 và phím 12 trên bất kì dây nào. Có khoảng cách giữa dây và phím không đụng sát mà có một khoảng cách khá cao (hơn 0.5 mm) là cần bị cong.
Cách sửa:
Chỉnh truss rod:( thường chỉ có ở đàn nhập loại mắc tiền )
Đàn guitar classic đa số không có truss rod ( thường chỉ có ở những loại đàn giá cao như đàn classic của hãng Taylor là có truss rod).
Đàn acoustic bạn hoàn toàn có thể sửa ở nhà với 1 chiếc tuốc lô vít 4 cạnh hay lục lăng ( tùy đàn)
Tiến hành: tuốc lô vít, dây đàn thì nới lỏng, thước
Cho tuốc lô vít vào đây:
Đàn bạn bị võng, tức là tross rod lỏng, vặn từ trái sang phải

Đàn bạn bị cong lên, đánh chạm dây, tross rod chặt quá, vặn từ phải sang trái

( Đối với đàn mà đầu truss rod ở đầu đàn thì vặn ngược lại)
Vặn dần dần, vừa vặn vừa kiểm tra liên tục bằng thước, xem khoảng cách giữa thước và phím đàn có giảm không.
Vặn khi nào thấy không còn khoảng cách, thước nằm ngang ngon lành trên cần đàn là được.
Yêu cầu sau khi chỉnh truss rod:
 Nếu đàn không có phần chỉnh cần đàn (truss rod) này, hoặc đã chỉnh mà không kết quả bạn. Việc này chắc là phải cần đến tay nghề chuyên môn.
Cần thẳng 
Dây căng vừa phải, bấm nhẹ tay hơn
Action thấp hơn
Chú ý: Với truss rod chỉ có thể giúp bạn chỉnh cần đàn bị võng hay cong lên đôi chút, trong phần hết các trường hợp không chỉnh sửa được gì cả nên phần lớn các hảng đàn danh tiếng nước ngoài và thợ đờn Việt Nam ta thường bỏ qua  cái "truss rod" tốn kém mà ít hiệu quả này.


Độ cao tốt cho action :

Các dây cách phím 12 (giữa xương đầu và ngựa) là khoảng  3 mm

Dây số 1 cách phím 12  dưới 3 mm

Dây số 6 cách phím 12 trên 3 mm
Chú ý sau khi chỉnh:
  Khi đã chắc chắn cần đàn của bạn không còn cong.
  Lúc chỉnh, tiếng đàn có thể thay đổi và có thể bị chạm dây ( nếu bị chạm bạn nới lỏng bớt truss rod - chỉ có thường ở đàn nhập giá cao)
  Khi chắc rằng cần đã thẳng bạn có thể hạ thêm cả ngựa đàn để có action thấp nhất có thể.
 Ngoài ra còn các trường họp cây bị trở cần  vặn vẹo xoắn vênh kỳ quái bạn phải gỡ bỏ phím, bào mặt cho cần thẳng, đóng phím lại hoặc tệ hơn phải thay tút thay cần khác.

Measure the height from the top of the 12th fret to the bottom of each string, using a steel ruler with .010” graduations.
The readings should be:
  • 1st string=0.100” to 0.115”
  • 2nd string=0.110” to 0.120”
  • 3rd string=0.120” to 0.130”
  • 4th string=0.125” to 0.135”
  • 5th string=0.130” to 0.140”
  • 6th string=0.135” to 0.145”-0.150"
The lower readings constitute a low action and the higher readings, a normal action. Anything higher would indicate a high action. Keep in mind that the required action height will vary for different players due to two things: one, the player’s attack style and two, how hard he /she plays the strings.
    1 inch = 2,54 cm hơn 0.1 inch tức là tức là hơn 0,254 cm hay khoảng 0,3 cm =3 mm. Khi bạn đã lên đúng âm chuẩn. Điều này đúng với cả đàn điện.
 

 

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ

_______________

Nhạc tân

________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________

Học nhạc

_____________________